Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào 'tầm ngắm' điều tra phòng vệ thương mại Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại |
Ngày 30/10,àRịa–VũngTàuNângcaonănglựcphòngvệthươngmạichodoanhnghiệtin bong da24h Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại - (Bộ Công Thương) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn "Các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế" cho các doanh nghiệp. Tham dự hội nghị có đại diện của 80 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Văn Danh đánh giá, phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện nay.
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Văn Danh phát biểu tại buổi tập huấn. |
Tuy nhiên, các quốc gia khác cũng tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, điển hình là số vụ việc về phòng vệ thương mại ngày càng tăng, các doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã nhiều lần phải ứng phó với các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, hiện nay, chưa nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nắm vững hoặc có các hiểu biết nhất định về chính sách pháp luật phòng vệ thương mại hoặc có các kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.
Do đó, buổi tập huấn sẽ truyền đạt những nội dung chính về pháp luật phòng vệ thương mại; các biện pháp phòng vệ thương mại; tình hình áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam – một số kinh nghiệm ứng phó; giới thiệu và hương dẫn khai thác thông tin, dữ liệu của Hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại…
Toàn cảnh hội nghị |
Tại hội nghị, bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Phòng xử lý phòng vệ nước ngoài - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã trình bày cho các doanh nghiệp tham dự về những nội dung: Tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ); kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại; kỹ năng thu thập thông tin và xây dựng hồ sơ pháp lý. Đồng thời, bà Hoàng Yến Ngọc cũng đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương, hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Đối với địa phương, bà Hoàng Yến Ngọc cho rằng cần theo dõi thông tin cảnh báo sớm và thông tin cho các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động tại địa phương; quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi lẩn tránh; cân nhắc khi ban hành các chính sách có thể bị cáo buộc là trợ cấp; cung cấp thông tin đúng thời hạn, phối hợp tham gia thẩm tra trong trường hợp xử lý vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Đối với hiệp hội, theo dõi thông tin cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ Thương mại, thông tin cho các doanh nghiệp thành viên; phối hợp phát hiện và ngăn chặn các hành vi lẩn tránh; định hướng chiến lược chung và khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tham gia khi bị điều tra để đảm bảo lợi ích chung cả ngành; phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin cho Chính phủ để gửi bình luận, bày tỏ quan điểm tới Chính phủ nước ngoài và cơ quan điều tra.
Đại diện của 80 doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu tham gia tập huấn. |
Còn đối với doanh nghiệp, trước khi xảy ra sự việc cần tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu; theo dõi thông tin cảnh báo sớm để đề ra chiến lược xuất khẩu phù hợp từng giai đoạn; thiết lập kênh thông tin với các đối tác nhập khẩu, hiệp hội, ngành hàng để kịp thời cập nhật, xử lý vụ kiện, tình huống phát sinh.
Tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm, tăng cường sử dụng các nguyên liệu được sản xuất trong nước hoặc từ các nguồn cung cấp không bị nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; tăng tỷ lệ giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam.
Triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch; duy trì hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ để chứng minh khi bị điều tra. Đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới; không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước khi ký hợp đồng trao đổi kỹ với đối tác nhập khẩu để đánh giá rủi ro về khả năng bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nếu sản phẩm xuất khẩu hoặc một phần nguyên liệu sử dụng đến sản xuất sản phẩm xuất khẩu đã là hàng hóa bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trường hợp không chắc chắn có thể đề nghị đối tác nhập khẩu sử dụng cơ chế xác định trước xuất xứ.
Khi vụ việc xảy ra, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xử lý vụ việc thống nhất, xuyên suốt; Bố trí nguồn lực xử lý vụ việc, cân nhắc thuê luật sư; phối hợp đầy đủ, toàn diện, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại trong quá trình xử lý vụ việc để được hướng dẫn kịp thời.