【tỷ số tỷ số】Sau nhiều lần phải “giải cứu”, xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 5 tỷ USD năm 2023
Mặt hàng sầu riêng đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng năm 2023 gần bằng cả năm 2022 Dự báo xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trọng điểm 6 tháng cuối năm 2023 Mới được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc,ềulầnphảigiảicứuxuấtkhẩumặthàngnàycóthểđạttỷUSDnătỷ số tỷ số mặt hàng này đã mang về gần 1 tỷ USD |
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/7, xuất khẩu rau quả đã mang về hơn 3 tỷ USD và đến hết tháng 7, khả năng vượt qua kết quả 3,3 tỷ USD của cả năm 2022 là hoàn toàn khả thi. Dự báo, xuất khẩu rau quả có thể chạm mốc 5 - 5,3 tỷ USD trong năm 2023.
Xuất khẩu rau quả bắt đầu sôi động từ cuối năm 2022, khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều mặt hàng trái cây tiếp tục được thị trường Trung Quốc đón nhận như: thanh long, sầu riêng, mít, xoài…
Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu rau quả tăng đột biến từ 2 tuần cuối tháng 5/2023 khi đạt trên 400 triệu USD; tăng gấp đôi so với 2 tuần trước đó.
Xuất khẩu rau quả bắt đầu sôi động từ cuối năm 2022 |
Bộ Công Thương lý giải, Trung Quốc tăng mua, trong khi Việt Nam đang vào thời vụ nhiều loại trái cây là yếu tố chính khiến xuất khẩu rau quả của Việt Nam bứt phá trong những tháng đầu năm 2023.
Với nguồn cung dồi dào, nửa cuối năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ rất khả quan nếu đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Trung Quốc theo hướng Thực hành sản xuất tốt (GAP).
Ngoài thị trường Trung Quốc, hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường khác cũng tăng trưởng khả quan như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, UAE, Malaysia…
Bên cạnh đó, nhiều loại trái cây Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch và có đặc tính rải vụ, nên ngành rau quả được đánh giá còn nhiều dư địa để xuất khẩu. Trong đó, vú sữa, chôm chôm gần như có thể cung cấp quanh năm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, giá xuất khẩu cũng tốt hơn năm trước.
Xuất khẩu mặt hàng rau quả đang gặp nhiều thuận lợi khi Việt Nam đã ký các nghị định thư đã ký với Trung Quốc trong năm 2022 giúp hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều thuận lợi. Thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều nghị định thư xuất khẩu cho các loại nông sản, gồm: tổ yến, sầu riêng, khoai lang, chuối, thạch đen, măng cụt... Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi
Năm 2023, mặc dù Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng hàng rau quả của Việt Nam có chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh, nên được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Hiện Việt Nam đang đề nghị phía Trung Quốc mở cửa cho các mặt hàng rau quả khác như: bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, chanh, dứa, vú sữa…, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường này.
Trong Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên,, nếu giữ vững tốc độ xuất khẩu như hiện tại thì con số 5 tỷ USD sẽ đạt được trong năm nay, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra.