Trước diễn biến tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường,ácbiệnphápđơngiảnphòngngừavirúlịch thi đấu đêm nay Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày, nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lây lan.
Cùng với các biện pháp phòng bệnh được ngành Y tế đưa ra, trên các diễn đàn, các bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm cũng đưa ra nhiều biện pháp phòng bệnh đơn giản, dễ thực hiện. GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vi rút corona lây qua tiếp xúc với dịch nước bọt của người nhiễm, chưa có biểu hiện lây qua không khí như dịch SARS trước đây. Biện pháp phòng dịch đầu tiên khi tiếp xúc với người có biểu hiện sốt là phải đeo khẩu trang.
Thời gian ủ bệnh viêm hô hấp cấp do nCoV khoảng từ 7-14 ngày, với các triệu chứng như: Sốt nhẹ, ho, khó thở giống các loại cúm thông thường. Sau khi phát bệnh, biểu hiện của người nhiễm nCoV được đánh giá nhẹ hơn so với dịch bệnh SARS hay MERS-CoV trước đây.
Đến nay, tỷ lệ tử vong của nCoV khoảng 3% so với mức 16% của dịch SARS, 30-36% của dịch MERS-CoV. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và kinh nghiệm điều trị của hệ thống y tế. Hiện không có thuốc đặc trị đối với vi rút corona, các biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ hệ miễn dịch, điều trị triệu chứng, cách ly tránh lây nhiễm cho người tiếp xúc.
Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh), vi rút corona thường suy yếu khi nhiệt độ trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ C. Nhiệt độ, độ ẩm cao, điều kiện không khí thông thoáng khiến corona rất khó lây lan.
Với kinh nghiệm phòng, chống dịch SARS từng bùng phát năm 2002, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, người dân nên chủ động mở cửa thông thoáng, dọn sạch sẽ và vệ sinh nhà ở, khu dân cư, nhất là chú ý rửa tay thường xuyên. Tránh đóng kín cửa liên tục và bật điều hòa quá lạnh.
Theo kinh nghiệm chống lây nhiễm bệnh từ các cơ sở y tế Hàn Quốc, điều kiện không khí lạnh sẽ khiến vi rút dễ dàng lây lan mạnh hơn.
Ngoài ra, người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường và tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Trong đó, khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ giúp ngăn chặn được dịch tiết có chứa vi rút lây lan./.
Theo hanoimoi