Viễn cảnh nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris ênbốkhẩnvềkhíhậdabet.chống biến đổi khí hậu? | |
Khi biến đổi khí hậu đe dọa hòa bình | |
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu | |
Toàn văn Kết luận của Bộ Chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu |
Tuyên bố được đưa ra sau khi Mỹ chính thức bắt đầu tiến trình rút khỏi Hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu ngày 4/11 vừa qua, trở thành quốc gia duy nhất trong gần 200 nước và vùng lãnh thổ đã ký tham gia, nhưng lại "quay lưng" với thỏa thuận chống biến đổi mang tính toàn cầu này.
Trong tuyên bố đăng trên BioScience - tạp chí của Viện Khoa học sinh học Mỹ, tập hợp các nhà khoa học nói trên cảnh báo nhân loại sẽ không thể tránh khỏi những thảm họa tàn khốc nếu không thay đổi sâu rộng và lâu dài trong các hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, cũng như các yếu tố khác liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nhấn mạnh tính nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu, nhà khoa học William Ripple - một trong những tác giả của tuyên bố trên - nêu rõ: "Biến đổi khí hậu đang diễn ra và nó diễn ra với tốc độ nhanh hơn mà nhiều nhà khoa học dự báo". Các nhà khoa học cũng công bố một bộ giải pháp giảm thiểu phát thải trong nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng, tự nhiên, thực phẩm, kinh tế, dân số.... Theo đó, họ kiến nghị Chính phủ các nước khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh khí carbon thấp thay thế nguyên liệu hóa thạch và loại bỏ trợ cấp cho các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng hối thúc Chính phủ các nước chuyển đổi sang mô hình kinh tế không carbon để giải quyết sự phụ thuộc của con người vào sinh quyển, cũng như bình ổn tình trạng gia tăng dân số thế giới hiện đang tăng khoảng 200.000 người/ngày.
Đối lập với những kiến nghị của giới khoa học, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi các quy định về môi trường mà người tiền nhiệm Barack Obama đưa ra, thay vào đó là thúc đẩy ngành công nghiệp than đá, cho phép xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào không khí. Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Trump vẫn coi những nỗ lực chống tình trạng Trái Đất ấm dần lên chỉ là "sự lãng phí tiền bạc" - quan điểm vấp phải sự chỉ trích rộng khắp ngay trong nội bộ nước Mỹ và quốc tế. Thực tế của tình trạng nhiệt độ bề mặt hành tinh, độ nóng trong lòng các đại dương, tần suất xuất hiện của thảm họa thiên tai cùng chi phí khắc phục hậu quả, mực nước biển, độ axit hóa nước biển và các thảm họa cháy rừng ở Mỹ đều đang tăng cao là điều không thể chối cãi.
Theo Cơ quan Khí quyền và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 7/2019 là tháng nóng nhất trên Trái Đất trong 140 năm qua. NOAA khẳng định đây là biểu hiện cụ thể nhất do tình trạng biến đổi khí hậu khi mà hiện tượng El Nino không xuất hiện ở thời điểm này. Bên cạnh đó, một loạt kết quả nghiên cứu khác dự báo mực nước biển toàn cầu có thể tăng thêm 20 cm vào năm 2300 do lượng khí phát thải trong giai đoạn 15 năm kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết (2015-2030).