【hạng 3 pháp】Mua ô tô chơi Tết đắt cả trăm triệu
Thị trường ô tô 2019: Người tiêu dùng quan tâm giá có giảm?ôtôchơiTếtđắtcảtrămtriệhạng 3 pháp | |
Sự “khó hiểu” của thị trường ô tô Việt | |
Diễn biến thị trường ô tô Việt tháng cuối năm |
Hãng thắng lớn, đại lý bội thu
Báo cáo cập nhật nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) vừa công bố ngày 20/2 cho thấy: tháng 1, trong khi xe thương mại, xe chuyên dùng giảm (lần lượt 41 và 34%), thì doanh số xe du lịch lại tăng 14% so với tháng trước, đạt 27.396 xe. Không chỉ vậy, thông tin từ các hãng xe cho thấy, tháng giáp Tết Nguyên đán, nhiều mẫu xe du lịch đạt kết quả bán kỷ lục.
Đơn cử với công ty cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam không kể hãng có Grand i10 đạt mức tăng trưởng 17% (1.680 xe) thì chiếc SantaFe vừa ra mắt đã gây “sốt” trên thị trường (ra mắt ngày 9/1/2019), với 836 xe. Đặc biệt, chiếc Elantra đã đạt mức tăng trưởng đột biến, tăng 42,8% so với tháng trước đó (797 xe).
3.000 đơn hàng đặt trước khi mẫu Hyundai Santafe 2019 này ra mắt |
Choáng váng hơn là kỷ lục đến từ Honda Việt Nam, đó là chiếc CR-V. Mẫu crossover của Honda đã bán được 2.812 xe trong tháng đầu tiên của năm 2019, gấp gần 4 lần so với tháng trước. Điều đáng chú ý đây là tháng mẫu xe này được điều chỉnh tăng giá (lần 3) 10 triệu đồng. Không chỉ CR-V, Honda City cũng bán được 1.086 xe trong tháng 1/2019. Nhờ vậy tháng đầu tiên của năm, liên doanh này đạt mức tăng trưởng tới 40% so với cùng kỳ tháng trước và 148% so với cùng kỳ năm 2018.
Hãng đạt doanh số đột biến, các đại lý cũng bội thu nhờ sự “chịu chơi” của khách hàng. Đánh vào tâm lý “bằng mọi giá quyết mua bằng được xe chơi Tết” của khách hàng, nhiều đại lý đã tăng giá, “ép” khách mua thêm linh kiện phụ tùng. Nhiều mẫu xe, để được nhận trước Tết, giá đã “chênh” so với nhà sản xuất công bố lên tới cả trăm triệu như: Hyundai Santafe, Honda CR-V, Toyota Fortuner, Ford Explorer...
Không chỉ vậy các đại lý còn ép khách phải mua thêm vài chục đến cả trăm triệu phụ tùng linh kiện đi kèm.
“Bán 1 tháng Tết nhiều hơn 6 tháng đầu năm”, đó là tiết lộ của một đại lý của Honda Việt Nam. Thậm chí có khách chịu chơi, giá nào cũng chịu, miễn nhận được xe trước Tết với màu xe hợp phong thủy. Vậy nên nhiều đại lý ôm xe, ép giá, đã thu được lợi nhuận “khủng”.
Giảm là lẽ tất yếu
Không có gì bất ngờ, sau Tết, giá ô tô trên thị trường giảm mạnh. Hiện nhiều đại lý đã mở cửa bán hàng, mức giá bán lẻ nhiều mẫu xe đã giảm thấp hơn giá công bố hoặc tặng gói ưu đãi nhưng sức mua chưa tăng.
Dạo qua một vòng thị trường nhận thấy, các “thánh” bán chạy, giá cao đã nhanh chóng hạ nhiệt. Đơn cử mẫu SUV ăn khách Toyota Fortuner phiên bản máy dầu, số sàn (2018) không còn bị “ép” mua kèm phụ tùng nữa, thậm chí còn được ưu đãi giảm 10 triệu đồng. Hay Hyundai Santa Fe, mức chênh giá khoảng 100-130 triệu đồng trước tết nay, dù vẫn “sốt”, nhưng cao lắm khách hàng cũng chỉ phải trả chênh đôi ba chục triệu (tùy màu, tuy phiên bản), khéo mặc cả khách có thể mua được đúng giá nhà sản xuất công bố. Honda CR-V cũng vậy, giá không những đã giảm về đúng giá niêm yết, khách còn được tặng bộ phụ kiện đi kèm trị giá hơn 10 triệu đồng. Các mẫu xe khác như Honda City, Civic giá bán tại các đại lý cũng giảm từ 15-40 triệu đồng tùy từng phiên bản.
Hay như Ford Everest không phải chờ đợi nữa có hàng giao ngay (đương nhiên không chênh giá). Riêng bản 4x4 Titanium do hết xe, khách phải chờ sang tháng 3/2019 nhưng giá cũng không chênh từ 70-100 triệu đồng như trước.
Ford Explorer cũng đã giảm nhiệt, có đại lý bán với đúng giá niêm yết, áp dụng với màu không "hot", nếu có phải “kèm” phụ tùng thì mức kèm cũng đã giảm xuống khoảng 50 triệu (so với trước đó có lúc phải kèm 100-200 triệu).
Lượng xe nhập khẩu rất lớn của Honda Việt Nam không đủ đáp ứng "cơn khát" của khách hàng Việt |
“Thánh hot” đã vậy, thị trường nói chung còn đón nhận nhiều thông tin giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn khác.
Mẫu xe EcoSport của Ford Việt Nam đã giảm thấp hơn giá công bố từ 15-40 triệu đồng tùy từng phiên bản. Mẫu Focus bản Titanium giá bán thấp hơn giá công bố 15-20 triệu.
Hay như Nissan áp dụng chương trình ưu đãi đồng loạt cho các sản phẩm lắp ráp và nhập khẩu. Hai mẫu xe X-Trail và Sunny được tặng phụ kiện là bộ thảm sàn.; Terra được tặng 10 triệu đồng tiền mặt kèm phụ kiện; bán tải Navara được tặng phụ kiện hoặc trừ 15 triệu nếu người mua xe không nhận quà.
Các mẫu xe lắp trong nước của Toyota Việt Nam như Vios, Corolla Altis, Innova và Camry,... đều được đại lý giảm giá cho khách mua. Cụ thể, mẫu Camry được giảm giá từ 25-30 triệu đồng, Vios giảm giá từ 10-15 triệu đồng, Innova giảm từ 20-25 triệu đồng và Corolla Altis giảm 20-30 triệu đồng tùy từng phiên bản.
Các mẫu xe của Mazda cũng giảm giá từ 10-30 triệu đồng so với giá công bố. Kia và Hyundai cũng tương tự, nhiều mẫu xe đều giảm giá từ 10-25 triệu đồng.
Giá bán- Do người mua định
Nguồn cung có hạn, trong khi nhu cầu khách tăng cao, chẳng có người bán nào lại “dại” mà không tăng giá. Vấn đề khá lạ trên thị trường Việt Nam dù biết là mua đắt, còn có những lựa chọn khác tốt hơn, song nhiều người vẫn “cố mua” bằng được một vài mẫu xe “hot”.
Thực tế trên thị trường ô tô cho thấy, có một số mẫu xe được người tiêu dùng đặc biệt “thích” bất chấp lý do. Như Honda CR-V, mẫu xe này nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN, được giảm thuế xuống 0% nhưng giá bán không giảm, thậm chí còn liên tiếp tăng; Đây cũng là mẫu xe nhận được nhiều lời chê từ các chuyên trang ô tô, so sánh với cùng phiên bản ở thị trường khác thì kém hơn về trang thiết bị; Đây cũng là mẫu xe gặp nhiều “tiếng xấu” từ cách làm giá, ứng xử của đại lý… Song lại được khách hàng “đua nhau” mua, đặt cọc, chấp nhận chờ vài ba tháng, thậm chí chịu “chênh” vài chục triệu cho đến cả trăm triệu đồng, “ôm” thêm một mớ phụ tùng kèm theo…
Hay như Hyundai Santafe, mẫu xe rất được ưa chuộng tại Việt Nam, chẳng thế mà ra mắt ngày 9/1, nhưng trước đó, đã có tới 3.000 đơn hàng đặt mua mẫu xe này, và chỉ trong vòng 20 ngày của tháng 1 đã có tới 836 xe được bán ra mặc dù các xe mua và nhận xe trong tháng 1 đều bị chênh với mức chênh rất cao 100-130 triệu đồng.
Toyota Fortuner cũng là mẫu xe được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng với 1.110 chiếc Fortuner bán ra trong tháng 1. Mẫu xe này khi mới ra mắt, người tiêu dùng khá thất vọng vì giá không giảm như kỳ vọng (dù thuế nhập khẩu xuống 0%) tuy nhiên xe vẫn bán tốt, thậm chí đại lý ép bán đắt thêm cả trăm triệu khách vẫn lao vào mua, và vì vậy hãng chẳng “dại gì” mà giảm giá.
Sự yêu thích, tới mức chấp nhận mua kèm phụ tùng lên tới 270-300 triệu là mẫu Explorer của Ford (Gói phụ kiện của Explorer gồm bảo hiểm vật chất và dán kính) cho thấy độ chịu chơi của khách hàng Việt Nam. Cũng tương tự như vậy là chiếc bán tải Ford Ranger Raptor, khách hàng cũng chấp nhận trả thêm gói phụ kiện với giá từ 150-200 triệu để nhận xe sớm.
Ở Việt Nam, xe đắt, không chỉ do người bán đắt, mà còn do người mua "thích" mua đắt |
Mức độ “chịu chơi” của các khách hàng Việt không phải là điều mới, nhưng vẫn “không thể tính trước” được với nhiều hãng xe. Lãnh đạo một liên doanh ô tô Nhật Bản tiếc rẻ cho biết: dù đã tính trước, nhưng hãng vẫn không lường trước được nhu cầu của khách hàng lại cao như vậy. Vị này cũng không giấu cho biết rằng giá bán sản phẩm được tính trên nhiều yếu tố, trong đó, đương nhiên, yếu tố người tiêu dùng chấp nhận mức giá nào được các hãng tính toán rất kỹ.
Chính vì vậy dù lượng xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN (khu vực thuế nhập khẩu 0%) về Việt Nam những tháng cuối năm rất lớn, nhưng giá bán ô tô nói chung và các dòng xe nhập khẩu nói riêng không hề giảm. Khách vẫn đang xếp hàng chờ mua xe, giá tăng vẫn có người mua, rõ ràng chả lý do gì để các hãng phải giảm giá.
3.000 đơn hàng chờ sẵn trước khi “mục sở thị” mẫu Santafe của Hyundai Thành Công cho thấy tâm lý mua vì “thích” của khách hàng Việt Nam khá lớn. Đại diện HTC cho biết: cũng đã tính trước sự “ưa thích” của khách hàng với sản phẩm này, cũng tính tới nhu cầu tăng dịp Tết, nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Rất tiếc, nhưng cũng đành “chịu”.
Phân tích từ một chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam có những diễn biến lạ, nhiều khi không theo quy luật thị trường thông thường, ví như thích mua xe trước Tết, ra Giêng chưa mua sắm lớn, kiêng mua xe tháng Ngâu, chọn xe theo phong thủy, hợp mệnh... Đó là điều mà các hãng xe kinh doanh tại thị trường Việt Nam đều cần nắm được. Thậm chí mua theo “phong trào”, xe hàng khan hiếm càng nhiều người muốn mua... cũng là điều cần được khảo sát, tính đến. Một mẫu xe mới ra đời, chưa từng nhìn thấy, sờ thấy, chưa biết bao giờ có xe... vẫn có cả nghìn khách hàng “xuống tiền” đặt mua là điều diễn ra tại thị trường Việt Nam.
Thế cho nên, xe đắt, không chỉ là do người bán. Ở Việt Nam, còn là do người mua.