【kết quả deportivo】Lần đầu tiên áp dụng công nghệ thông minh trong hoạt động thư viện
Sách - Nguồn tri thức đang bị lãng quên
Ngày nay cụm từ “đọc sách” đang dần bị lãng quên trong danh sách học tập,ầnđầutiênápdụngcôngnghệthôngminhtronghoạtđộngthưviệkết quả deportivo giải trí của giới trẻ khi bên cạnh họ xuất hiện đủ các công nghệ hiện đại, hấp dẫn. “Lên mạng tìm ” hay “lên google search” gần như là câu cửa miệng của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ khi muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó. Qua thời gian, việc đọc sách, hay đến thư viện không còn thường xuyên như trước, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay.
"Thế hệ cúi đầu" - dán mắt vào điện thoại. Hình ảnh ghi lại khi cơn sốt Pokemon Go khuynh đảo thị trường trong thời gian đầu ra mắt
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người tìm đến những phương tiện tiên tiến, tối tân, tích hợp nhiều tính năng để tìm hiểu thông tin. Một trong những lý do dễ nhận thấy nhất đó là sự phổ biến ngày càng rộng rãi của mạng điện tử với tính năng cập nhật nhanh chóng và tiện lợi.
Ngoài ra, quỹ thời gian sử dụng cho việc đọc sách, đến thư viện ngày càng bị rút ngắn và bị thay thế bởi những lựa chọn khác “cám dỗ” hơn. “Ám ảnh” về một thư viện cũ kỹ nằm trong ký ức của nhiều thế hệ học trò như những cô thủ thư khó tính, những kệ sách mốc, ẩm bụi... cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự “hiu quạnh” của những thư viện.
Thế nhưng, đọc sách là một việc luôn được đề cao và được giáo dục truyền từ đời này sang đời khác. Bởi thế, mới có câu ngạn ngữ “Để vàng, để bạc không bằng để sách cho con” .
Để khắc phục tình trạng này, các nhà nghiên cứu sách, tâm huyết với “nguồn tri thức vô hạn” đã tích hợp công nghệ cao vào trong hoạt động của thư viện nhằm bắt kịp xu thế tìm kiếm thông tin hiện đại, đồng thời mở ra không gian đọc sách, chia sẻ kiến thức, trình bày ý tưởng đầy cảm hứng, khơi dậy sự sáng tạo mà trẻ trung, gần gũi với bạn đọc.
Thư viện thông minh ra đời
Thư viện thông minh 2.0 là một bước tiến mới từ mô hình thư viện 1.0 được khởi động từ năm 2011. Theo đó, từ năm 2011, những người thực hiện chương trình đã đi dọc chiều dài đất nước, tìm hiểu và đến những vùng sâu vùng xa, nơi thiếu thốn điều kiện về cơ sở vật chất để giúp đỡ cải tạo, nâng cấp những thư viện đang nằm trong tình trạng xuống cấp, cung cấp nguồn sách mới với những đầu sách hay, hỗ trợ về trang thiết bị tra cứu, máy móc và đào tạo kỹ năng cho các thủ thư để khuyến khích các bạn trẻ đến thư viện nhiều hơn.
Không gian chia sẻ S.Hub của Thư viện Quốc Gia Việt Nam
Chương trình thành công với hơn 50 thư viện mới được xây dựng trên cả nước, hàng chục ngàn đầu sách được phân phối đến tận những điểm khó khăn. Từ những khích lệ đáng mừng khi dự án này kết thúc, thư viện thông minh 2.0 ra đời với sứ mệnh sẽ trở thành một không gian chia sẻ sách tiện ích, hiện đại, thân thiện, thật sự đi vào đời sống văn hóa đọc của người trẻ.
Mô hình Không gian chia sẻ S.Hub, phục vụ sinh viên và giới trẻ được hình thành và thử nghiệm đầu tiên tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM. Sau một năm hoạt động, mô hình thử nghiệm được hoàn thiện hơn và chính thức triển khai tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Không gian chia sẻ S.hub được coi là mô hình hoàn thiện trong việc kết hợp thiết bị công nghệ với nguồn tài nguyên tri thức của thư viện và các hoạt động mang tính định hướng và truyền cảm hứng để tạo nên một không gian học tập, chia sẻ tri thức cho giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ tại thủ đô Hà Nội.
Không gian chia sẻ S.hub tại Thư viện Quốc gia Việt Nam bao gồm các yếu tố: Không gian hiện đại và thiết bị công nghệ cao gồm các khu vực chức năng tổ chức sự kiện, triển lãm trưng bày, phòng nghe nhìn, khu vực tra cứu cá nhân và các khu vực thảo luận nhóm.
Không gian trao đổi trực tuyến và các hoạt động theo chủ đề để tạo điều kiện tối đa cho các bạn trẻ có thể học hỏi và mở rộng các mối quan hệ, học hỏi từ các tổ chức giáo dục và đào tạo cũng như từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
S.hub tổ chức hoạt động theo chủ đề, với nhiều đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như chủ đề về sáng tạo, khởi nghiệp, kỹ năng mềm... dưới nhiều hình thức như tọa đàm, thuyết trình, các cuộc thi... để các bạn trẻ có cơ hội chia sẻ và học hỏi lẫn nhau cũng như áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.
Không để nguồn tri thức vô hạn ngủ quên
“Với mục tiêu trở thành nơi lưu truyền tri thức và khơi nguồn cảm hứng thực sự tin cậy, thân thiện của bạn đọc trong và ngoài nước, Thư viện Quốc gia Việt Nam luôn hướng tới mô hình thư viện truyền thống - thư viện hiện đại - thư viện số, đồng thời xây dựng môi trường đọc thân thiện, sáng tạo cho bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ”, bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam chia sẻ.
Không gian chia sẻ kiến thức hiện đại, trẻ trung, gần gũi với bạn đọc
“Tôi tin rằng Không gian chia sẻ S.hub tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ đem đến một mô hình tổ chức dịch vụ thư viện đổi mới, sáng tạo phục vụ cho việc đọc, nghiên cứu, giao lưu, học tập và chia sẻ ý tưởng của các bạn trẻ. Sự ra đời của S.hub cũng chính là mong muốn của chúng tôi cùng nhà tài trợ thiết bị Samsung tạo ra một không gian học tập, chia sẻ tri thức lôi cuốn sự tham gia tích cực của người sử dụng thư viện, phục vụ sự phát triển của người dân trong xã hội tri thức”.
Ông Kim Cheol Gi, Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina cũng chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn kết hợp các thiết bị công nghệ cao của Samsung với nguồn tài nguyên tri thức của thư viện để tối ưu hóa không gian học tập, chia sẻ tri thức tại S.hub. Tôi tin rằng, S.hub sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời về một không gian mở, hiện đại giúp các bạn trẻ Hà Nội học tập, giao lưu kết nối, khơi nguồn ý tưởng cho những sáng tạo, đam mê trong công việc và cuộc sống”.
TheoVOV