Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất về thực phẩm,ơhộichodoanhnghiệpViệtNamtừsựchuyểndịchchuỗisảnxuấtcủaHoaKỳnhận định olympiakos nông sản của Việt Nam Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam Thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam |
Thời gian qua Apple đã gia tăng số đối tác có nhà máy ở Việt Nam. Ảnh: ST |
Việt Nam là thị trường quan trọng của Hoa Kỳ
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, trụ cột kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được kỳ vọng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới đặc biệt khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10/9/2023 vừa qua. Hiện Hoa Kỳ rất quan tâm đến các lĩnh vực ngành nghề mà Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu như sản xuất ô tô, bán dẫn, mỹ phẩm, internet, dịch vụ pháp lý, giáo dục, hàng không và hiện tại có rất nhiều công ty Hoa Kỳ vẫn đang đẩy mạnh chuyển dịch chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết, nếu chỉ nhìn trở lại từ năm 1994, khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ và hai nước bắt đầu thiết lập quan hệ bình thường, lúc đó, hoạt động kinh doanh giữa hai nước chỉ ở mức rất thấp dưới 500 triệu USD mỗi năm. Nhưng đến hiện tại, quan hệ thương mại song phương đã tăng lên đến khoảng 125 - 130 tỷ USD. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 73 của Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng hoá Việt Nam. Đặc biệt, gần đây, Việt Nam đã trở thành một thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Hoa Kỳ. “Tôi thấy rất tự hào khi có những công ty như VinFast, Trung Nguyên, các sản phẩm socola Việt Nam hay trái cây Việt Nam xuất hiện trong siêu thị ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ đó mới chỉ là khởi đầu chúng ta sẽ thấy trong việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai nước”, ông Adam Sitkoff nói.
Ông Adam Sitkoff cho rằng, nếu nhìn vào tương lai và nói về các lĩnh vực hợp tác cụ thể, thì Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và quan tâm đến Việt Nam trong mọi lĩnh vực, chẳng hạn như ô tô, mỹ phẩm, internet, dịch vụ pháp lý, giáo dục hay máy bay được sản xuất ở Việt Nam… Nhiều công ty của Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Chẳng hạn như: Apple đang ngày càng mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Tương tự, mỗi chiếc máy bay thương mại mà Boeing bán ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều chứa ít nhất một thành phần được sản xuất ở Việt Nam. Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Đón đầu làn sóng bằng nhân lực công nghệ cao
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) đánh giá, qua quan sát Hoa Kỳ đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu, năng lượng, kinh tế số, dịch vụ sản phẩm, chuyển dịch năng lượng xanh, y tế, nông nghiệp và các sản phẩm truyền thống như: máy bay, tubin, điện tử… Trong thời gian tới, cơ hội mở ra cho Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt với việc tạo thuận lợi hóa thương mại sẽ giúp giảm thiểu chi phí hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội trong thời gian tới.
Gợi ý cho việc hợp tác đầu tư, thương mại của doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Vũ Tú Thành cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư. Tuy nhiên theo ông Vũ Tú Thành, Việt Nam có một số thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nhưng vẫn còn nhiều thách thức lớn, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực. “Hiện chúng ta có khoảng 5.000 kỹ sư vi mạch, để thu hút được đầu tư thì cần phải đào tạo thêm rất nhiều, ít nhất là gấp 5 lần hiện tại, nghĩa là cần có khoảng 25.000 kỹ sư trong vài năm tới. Nguồn nhân lực chúng ta có để đào tạo nhưng thực hành ở đâu thì chưa trả lời được, việc làm ở đâu? Hoa Kỳ có thể trả lời được vấn đề này, giúp sinh viên Việt Nam thực hành”, ông Vũ Tú Thành chia sẻ và ví dụ về việc Intel đã làm được bằng việc vận động các đối tác liên quan để đào tạo và tham gia vào dự án đào tạo của họ. Nguồn nhân lực sẽ sẵn sàng khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ mở đầu tư ở Việt Nam.
Để thúc đẩy thương mại, đầu tư vào Việt Nam, ông Adam Sitkoff cho biết, có rất nhiều doanh nghiệp đã đến với mối quan tâm muốn đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ rất nghiêm ngặt làm cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại về việc phải trả lại một phần lợi nhuận khi mang về từ một quốc gia khác. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp Hoa Kỳ chọn giữ lại lợi nhuận này ở Singapore, Việt Nam, hoặc một số quốc gia châu Âu. “Do vậy, vấn đề cần thiết lúc này chính là một hệ thống pháp luật cởi mở. Nếu như có một hệ thống quảng bá hình ảnh Việt Nam tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài, đó sẽ là một điều tuyệt vời. Một xã hội công bằng, nơi mọi người được hưởng quyền lợi và lợi ích sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam hơn các quốc gia khác”, ông Adam Sitkoff bày tỏ.