Loạt doanh nghiệp lớn thúc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc | |
Từ 1/5,ôngsảngặpkhóởTrungQuốcNhìntừsốliệuhảbd tl truc tiep trái cây lót bằng rơm rạ sẽ không được xuất khẩu vào Trung Quốc | |
Mỗi ngày có khoảng 400 đến 600 tấn nông sản xuất khẩu qua cầu phao Móng Cái |
Diễn biến kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2018 và 2019, đơn vị tính "triệu USD". Biểu đồ: T.Bình. |
Trong rổ thống kê của Tổng cục Hải quan, nông sản xuất khẩu bao gồm 8 nhóm hàng chính: Rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su.
Riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 7 mặt hàng: Rau quả, cà phê, hạt điều, chè, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su và sản phẩm cao su.
Sự sụt giảm khá mạnh của nhóm hàng nông sản cũng nằm trong bối cảnh chung hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều dấu hiệu chững lại. Cụ thể, hết tháng 6, tổng kim ngạch xuất sang thị trường này chỉ đạt 16,679 tỷ USD, nhỉnh hơn hơn 40 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Sự biến động này là rất đáng chú ý khi chỉ 1 năm trước đây tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 41,4 tỷ USD, tăng tới gần 17% so với năm 2017. |
Cập nhật của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch 7 nhóm hàng nông sản nêu trên thu về 2,85 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.
Dù đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng nông sản nhưng kim ngạch từ thị trường Trung Quốc giảm khá mạnh so với cùng kỳ 2018.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm ngoái kim ngạch 6 nhóm hàng nông sản chủ lực xuất sang Trung Quốc đạt 3,233 tỷ USD.
Như vậy, trong 1 năm qua, kim ngạch bị sụt giảm hơn 380 triệu USD, tương đương giảm gần 12%.
Đáng chú ý, có tới 3 nhóm hàng nông sản có kim ngạch lớn bị sụt giảm là rau quả, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn.
Trong đó gạo bị sụt giảm mạnh nhất.
Hết tháng 6, lượng gạo xuất sang Trung Quốc chỉ đạt 288.717 tấn, tổng kim ngạch gần 145,3 triệu USD.
Trong khi các kết quả này của cùng kỳ năm ngoái là 891.188 tấn, kim ngạch gần 474,6 triệu USD.
So với một năm trước, sản lượng gạo xuất khẩu giảm gần 2,1 lần, trong khi kim ngạch giảm gần 2,3 lần.
Không những vậy trị giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm từ 532,5 USD/tấn của 6 tháng đầu năm ngoái xuống còn 503 USD/tấn trong những tháng đầu năm 2019.
Việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường Trung Quốc là diễn biến đáng chú ý theo chiều hướng không sáng sủa nhưng nó không quá bất ngờ khi từ đầu năm 2019 quốc gia láng giềng này siết hoạt động nhập khẩu nông sản và nhiều mặt hàng khác từ Việt Nam qua phương thức tiểu ngạch.
Trong khi đó nhiều hộ dân và doanh nghiệp ở các vùng sản xuất nông sản chủ lực của Việt Nam không kịp thay đổi theo các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa của Trung Quốc để có thể xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này, mặt hàng gạo chính là ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, bất lợi trước mắt cũng là thời cơ để các hộ dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản xuất khẩu của Việt Nam đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh theo các tiêu chuẩn cao hơn, làm ăn bài bản hơn để có thể đứng vững ở Trung Quốc hay các thị trường lớn khác nhưng có tiêu chuẩn cao.