【ngoại hạn anh】Hoa quả để hàng tháng không hỏng: Độc hại khôn lường
TS Phạm Anh Tuấn
Thưa ông, hiện có những công nghệ bảo quản gì để giúp trái cây giữ được lâu?
Ở viện chúng tôi đã có những chế phẩm để ức chế sản sinh Etylen, là loại hoóc môn nội sinh (làm chín trái cây). Hiện, loại hoạt chất bảo quản an toàn như Cục trưởng Bảo vệ Thực vật (BVTV) Nguyễn Xuân Hồng giới thiệu là 1-MCP, thường dùng để xông. Đây là hoạt chất cho phép sử dụng rộng rãi ở các nước Mỹ, Nhật…, nhưng rất đắt. Nếu nhập về Việt Nam cũng khoảng 600-700 triệu/kg. Loại chất này không phải sử dụng trực tiếp như nhúng hoặc phun như ở Trung Quốc mà xông trong buồng dung tích nhất định, với một loại hoa quả có một nồng độ khác nhau. Hiện chúng tôi đang lập quy trình với từng loại quả.
Ngoài ra, có thể sử dụng các chế phẩm an toàn hấp thụ Etylen, chống oxy hóa kết hợp với bao gói, chi phí rẻ hơn. Mặt khác, có một dạng có thể giữ tươi được hoa quả trong 5 - 10 tháng là bảo quản đông, giữ trạng thái như thời điểm ban đầu, như công nghệ CAS (Nhật Bản).
Về mặt khoa học, điều kiện bình thường có để được 6-8 tháng và đảm bảo dinh dưỡng?
Quả táo, quả lê để tới 6-8 tháng không hỏng, chúng tôi vẫn đang suy nghĩ. Nếu một quả, nó cũng như một thực thể sống, cần cung cấp dinh dưỡng. Chúng tôi có thể kiểm tra cường độ hấp thu của mỗi loại quả. Khi trên cây, quả hút từ thân cây, nhưng khi cắt rồi, dinh dưỡng sau thu hoạch là từ chính nó. Vì vậy, thời gian bảo quản, nó cũng chỉ có hạn, nguồn dinh dưỡng không thể chuyển hóa được nữa, nó kết thúc chu kỳ sống. Không thể có chuyện táo, lê tươi đến 6-7 tháng trong điều kiện bình thường.
Trong các tài liệu nghiên cứu khoa học cũng chưa công bố và chúng tôi cũng chưa làm được. Với những loại hoa quả của Trung Quốc nhập về, chúng ta cũng chưa xác định loại hoạt chất gì, hàm lượng bao nhiêu.
Có hóa chất vô cơ tác động
Nhưng theo lãnh đạo Cục BVTV, hiện trên thế giới cũng có những loại giống lê, táo gene có thể bảo quản đến 6-8 tháng?
Táo là một trong những loại quả có khả năng kéo dài thời gian lâu nhất. Nhưng táo có nhiều giống, thường táo của Tây, bảo quản dài hơn, còn táo ta ngắn hơn nhiều. Còn quả lê Việt Nam, có thêm tác động bảo quản thì cũng chỉ đến 15 ngày. Tôi có thể khẳng định rằng, việc quả lê, táo để dăm bảy tháng trong điều kiện thường không hỏng, chắc chắn có một sự tác động đặc biệt. Việc làm biến đổi hoàn toàn đặc tính sinh lý của nó như thế chỉ có phương pháp hóa học vô cơ, không có cách nào khác. Chúng ta cần phải có cảnh báo khi sử dụng những loại hoa quả này.
Gần đây, Việt Nam xuất hiện nhiều loại thuốc như thúc chín chuối, mít, sầu riêng, xoài, mãng cầu... Trong khi đó, theo Cục BVTV, những loại thuốc trên chưa có trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam?
Vì sao chúng ta chưa kiểm soát được? Là do hàng đó không đi vào chính ngạch. Các loại thuốc bảo quản hoặc kích thích trái cây chín chủ yếu ngoài luồng. Phải đặt ra cái hướng giải quyết thế nào trong tương lai, chứ không thể bảo không có. Nó có tác hại đấy, nhưng tác hại đến mức độ nào ta chưa đánh giá được. Để làm giải quyết việc này, cần có giải pháp giữa các nhà khoa học, quản lý; tập trung con người, thiết bị để nghiên cứu. Bây giờ, người ta dùng một loại hóa chất, mà chất này chưa được công bố, thì ta phải nghiên cứu để chặn nó.
“Tôi có thể khẳng định rằng, việc quả lê, táo để dăm bảy tháng trong điều kiện thường không hỏng, chắc chắn có một sự tác động đặc biệt. Việc làm biến đổi hoàn toàn đặc tính sinh lý của nó như thế chỉ có phương pháp hóa học vô cơ, không có cách nào khác. Chúng ta cần phải có cảnh báo khi sử dụng những loại hoa quả này”. 友情链接
|