【kqbđ c2】Hai Bộ trưởng Tư pháp và Nông nghiệp đăng đàn trả lời chất vấn
TheộtrưởngTưphápvàNôngnghiệpđăngđàntrảlờichấtvấkqbđ c2o chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có phát biểu khai mạc và kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp vào buổi sáng.
Nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp gồm: Việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục dự án, dự thảo Chính phủ trình Quốc hội; giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính; TN&MT; Y tế; Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao sẽ cùng tham gia giải trình.
Báo cáo trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Lê Thành Long thông tin về việc kiểm soát quyền lực; phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Bộ Tư pháp đang tham mưu giúp Chính phủ ban hành nghị quyết về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Hiện đã hoàn tất việc chỉnh lý dự thảo và chuẩn bị thông qua.
Bộ Tư pháp cũng đang tham gia góp ý, xây dựng dự thảo quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật.
Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ NN&PTNT.
Nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ NN&PTNT gồm: Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng...).
Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, TN&MT, KH&CN, TT&TT, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Trước phiên chấn vất, báo cáo về tình hình lúa gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, về tổng thể ở cấp độ quốc gia, vấn đề an ninh lương thực nếu xét trên khả năng cung cấp là đảm bảo.
Theo tính toán ở kịch bản “an toàn rất cao”, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc một năm.
Cả nước còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương tương đương 7-8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.
Về việc tận dụng cơ hội và tăng xuất khẩu, Bộ trưởng NN&PTNT cho biết, cơ quan quản lý sẽ cập nhật diễn biến thị trường toàn diện, cẩn trọng để phổ biến, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt khó, tận dụng cơ hội thị trường. '
Bộ NN&PTNT sẽ cùng các bộ liên quan đổi mới truyền thông, quảng bá chất lượng đặc thù vượt trội của nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình khai thác bất hợp pháp (khai thác IUU) các nguồn hải sản.
Dù tích cực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, quyết liệt chống khai thác IUU và đạt được nhiều kết quả quan trọng được EC ghi nhận đánh giá cao, nhưng đến nay (tháng 7) Việt Nam vẫn chưa gỡ được thẻ vàng.
Vì vậy, Bộ trưởng khẳng định, sẽ thực hiện biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Cụ thể, 100% tàu cá xuất, nhập bến qua các đồn/trạm biên phòng tuyến biển sẽ được kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đủ điều kiện theo quy định khi khai thác thủy sản.
Trường hợp để tàu cá không đủ điều kiện vẫn được xác nhận xuất, nhập bến khai thác thủy sản thì chỉ huy đơn vị đó chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và trước pháp luật.
Ngoài ra sẽ tăng cường điều tra, xử phạt triệt để trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài…