【kết quả bosnia】Nỗ lực giúp dân thoát nghèo
(CMO) Với 22,77% hộ nghèo, xã Khánh Lâm là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện U Minh. Chỉ tiêu giảm nghèo bình quân từ 5%/năm trở lên để đạt tiêu chí xã nông thôn mới vào năm 2019 đang là mối quan tâm hàng đầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và người dân nơi đây.
Phó chủ tịch UBND xã Lê Thanh Mãi cho biết, toàn xã có 15 ấp với hơn 3.553 hộ dân, sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó, có tới 5 ấp thuộc lâm phần rừng tràm, đất đai bị nhiễm phèn, chuyện chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, do đề án tách lúa ra khỏi rừng không được triển khai nên làm lúa đủ ăn là hên. Ngoài ra, thêm 5 ấp khác nằm ở vùng đất gò cao, đất chưa thành thuộc, cây lúa cũng èo uột, năng suất thấp, chỉ xấp xỉ hơn chục giạ/công/vụ. Mấy năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, có vụ sạ tới sạ lui 2-3 lần mới được.
Kết quả rà soát hộ nghèo theo phương thức đa chiều hiện nay, toàn xã còn tới 809 hộ nghèo, chiếm 22,77%, cận nghèo chiếm 4,42 % với 157 hộ. Tuy nhiên, cái quý nhất là người dân không ỷ lại, luôn chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo.
"Bà con nơi đây chăm chỉ lao động nhưng "bị nghèo" do hoàn cảnh (bệnh tật, tai nạn giao thông, không vốn làm ăn…). Người dân rất có "sĩ diện", không ai muốn nghèo nên việc giúp dân thoát nghèo là trong tầm tay. Từ sự nỗ lực này, năm 2017 xã đã giảm được 177 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo, tức giảm hơn 5,1% so với năm 2016. Trong năm 2018 và 2019, mỗi năm xã phấn đấu giảm hộ nghèo từ 5% trở lên để đến cuối năm 2019 đạt chuẩn nông thôn mới', ông Mãi thông tin.
Mô hình trồng màu và cây ăn trái ở Ấp 3, xã Khánh Lâm mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. |
Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lóc của ông Mười Chiến (Nguyễn Văn Chiến), Ấp 12, xã Khánh Lâm. Ông nói chắc nịch: “Không nhờ nuôi cá lóc, nhà tui chắc còn khó khăn lắm”. Trồng lúa không xong, ông bỏ luôn, rồi mày mò trồng keo lai, chuối và nuôi cá lóc đồng. Từ năm 2007, nhờ những lứa cá lóc mà kinh tế gia đình ông dần ổn định.
Ông kể: “Ban đầu ở đây người ta cũng hoài nghi. Thấy tui làm được nên giờ mấy chục hộ làm theo. Đầu ra con cá lóc đồng ổn định lắm”. Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm Lê Thanh Mãi thông tin: “Đây cũng là mô hình xã đang nỗ lực nhân rộng. Từ cách làm này có rất nhiều bà con thoát nghèo”.
Qua 7 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện xã Khánh Lâm đã đạt 11/18 tiêu chí (tiêu chí kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn không thực hiện).
Ðể thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Ngô Thanh Điền cho biết, trên tinh thần phát huy nội lực, làm thực chất, các cấp uỷ Đảng, đoàn thể chính trị tại địa phương… xông xáo, quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, U Minh còn đẩy mạnh công tác dạy nghề, truyền nghề cho con em hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp các chính sách "kéo" được nhiều doanh nghiệp về đầu tư, mở rộng sản xuất trên các lâm phần rừng tràm.
Đánh giá về công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: "Đã qua Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương rà soát chặt chẽ để phân loại hộ nghèo, bà con cần gì để thoát nghèo. Sau đó, sẽ dồn sức giúp đỡ những trường hợp hộ nghèo do hoàn cảnh, bệnh tật… nhưng chăm chỉ lao động, thể hiện quyết tâm thoát nghèo. Các cấp uỷ Đảng đóng vai trò nòng cốt trong chỉ đạo và tham gia cùng chính quyền thực hiện công tác giảm nghèo. Tới đây, Huyện uỷ tiếp tục phân công đảng viên hỗ trợ hộ nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa./.
Trung Đỉnh