您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【xếp hạng ngoại hạng ý】Vững chắc những “vành đai”

88Point2025-01-25 19:31:17【Cúp C1】3人已围观

简介Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đã tạo tiền đề vững chắc để sản xuất n&o xếp hạng ngoại hạng ý

Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đã tạo tiền đề vững chắc để sản xuất nông nghiệp Hậu Giang thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng lãnh đạo tỉnh khảo sát các công trình ngăn mặn trên địa bàn thành phố Vị Thanh.

Bảo vệ vùng trũng

Từ một tỉnh thuần nông,ữngchắcnhữngvnhđxếp hạng ngoại hạng ý có xuất phát điểm thấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trên từng lĩnh vực có bước đột phá, dấu ấn riêng. Trong đó phải kể đến hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn với nhiều công trình, dự án, cống, đập, đê, kè được triển khai bảo vệ vùng sản xuất trước tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là hạn hán, xâm nhập mặn.

Hệ thống cống Hậu Giang 3, một trong những “lá chắn” lớn bảo vệ sản xuất trước diễn biến của hạn hán, xâm nhập mặn mấy năm qua. Dự án gồm 3 cống: cống Hậu Giang 3 (huyện Phụng Hiệp), cống Hậu Giang 3 (huyện Long Mỹ) và cống Năm Căn, tổng kinh phí đầu tư khoảng 79 tỉ đồng. Sau khi đưa vào sử dụng đã chủ động nguồn nước cho hàng ngàn héc-ta đất sản xuất ở khu vực vùng trũng Phụng Hiệp và Long Mỹ. Hệ thống cống thiết kế bê tông cốt thép, cửa cống nâng, hạ bằng xi lanh thủy lực nhờ vào áp lực dòng chảy. Với kết cấu này đảm bảo cho việc mỗi lần đóng mở cống nhanh hơn gấp 3 lần so với phương pháp đóng mở bằng môtơ điện.

Cống Hóc Hỏa, ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh phát huy hiệu quả ngăn mặn ngay sau khi đưa vào sử dụng.

Khoảng 2 năm nay, ông Mai Văn Diên, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cùng bà con nông dân an tâm hơn khi canh tác trong mùa khô hạn. Sau khi cống hoàn thành, chính quyền địa phương cũng nạo vét một số con kênh để trữ nước ngọt, phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng vào mùa khô.

Những công trình, dự án được đầu tư đã phát huy vai trò ngăn mặn, trữ ngọt một cách hiệu quả. Minh chứng từ hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh; hệ thống đê bao chống lũ phía Bắc Xà No, hệ thống đê bao ngăn mặn Nam Xà No; hệ thống đê bao sông Cái Lớn từ Hóc Hỏa đến Kênh Năm… Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng đầu tư thêm nhiều công trình cống, đập, nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất.

Đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh giai đoạn 2 cũng từng bước hoàn thiện. Đây là dự án nhận được nhiều kỳ vọng của người dân, bởi phạm vi khép kín vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn. Đê bao Long Mỹ - Vị Thanh có vai trò chính là bảo vệ sản xuất chống sự xâm lấn của nước mặn vào vùng trũng. Đồng thời, hình thành trục hành lang thủy lợi kết hợp giao thông khép kín, phục vụ sản xuất và đời sống người dân các xã nằm ở khu vực vùng ven sông Cái Lớn.

Nhìn ruộng lúa Đông xuân trĩu hạt trên đồng sau tết này sẽ thu hoạch, anh Lê Văn Ba, ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, phấn khởi cho hay: “Tuyến đê như một vòng cung vững chắc bên ngoài được nối liền bởi các cống ngăn mặn. Nhờ có đê bao này mà mấy năm qua cứ đến mùa khô là nông dân vơi đi nỗi lo, an tâm canh tác, làm lúa cũng trúng hơn”.

Kỳ vọng những công trình mới

Để thực hiện mục tiêu phòng, ứng phó hạn mặn và chống ngập úng cho vùng trũng, những năm qua, Hậu Giang tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, các trạm bơm, công trình ngăn mặn, giữ nước ngọt. Đến nay, toàn tỉnh hình thành nhiều vùng thủy lợi khép kín, hệ thống đê bao ngăn mặn được đầu tư đồng bộ với trên 120km đê, 100 cống, cơ bản đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, kiểm soát lũ, triều cường...

Thủy lợi nội đồng dần được đầu tư hoàn thiện qua từng năm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ông Trần Chí Hùng cho biết: Nhờ sự quan tâm đầu tư, đến nay hệ thống hạ tầng nông thôn đã phát triển khá mạnh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Hệ thống thủy lợi tạo nguồn được phát huy hiệu quả. Tỉnh luôn quan tâm đầu tư phát triển các công trình, dự án thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất và đời sống nông dân.

Trong buổi khảo sát các dự án ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn Hậu Giang, ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai) đánh giá việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tại các khu vực bị xâm nhập mặn bằng hệ thống đê bao, khoanh vùng sản xuất ở Hậu Giang rất hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế ở những vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nằm trọn trong vùng Bán đảo Cà Mau được giới hạn bởi phía Bắc là kênh Cái Sắn; phía Nam và Đông Nam là kênh Quản lộ Phụng Hiệp; phía Đông Bắc là sông Hậu và phía Tây là biển Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng dự án trên 900.000ha, thuộc địa bàn 6 tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ. Sau khi đầu tư hoàn thành giai đoạn 1, dự án giúp kiểm soát nguồn nước mặn, ngọt một cách chủ động để hỗ trợ sản xuất trước thay đổi của nguồn nước và biến đổi khí hậu thuộc lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé và vùng phụ cận. Việc đầu tư dự án phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết 120 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là tiền đề xây dựng quy hoạch chung hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang Trần Thanh Toàn cho biết: Đối với vùng Tây sông Hậu, cụ thể là khu vực thuộc tỉnh Hậu Giang, dự án sẽ góp phần kiểm soát xâm nhập mặn từ xa, tăng cường nguồn nước ngọt từ sông Hậu, tăng cường thoát lũ, chống ngập úng. Hệ thống Cái Lớn - Cái Bé sau khi hoàn thành sẽ giúp Hậu Giang chủ động trong phòng, kiểm soát hạn mặn và bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp.

Cùng với các dự án thủy lợi liên vùng đi qua địa bàn từng bước hoàn chỉnh, nhiều dự án trọng điểm ứng phó biến đổi khí hậu có quy mô đầu tư lớn phát huy hiệu quả tích cực thì việc xây dựng cống, đập ngăn mặn, trữ ngọt cho vùng bị ảnh hưởng thường xuyên bởi xâm nhập mặn; đầu tư hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động sẽ đảm bảo tốt công tác ứng phó, giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn hàng năm...

Theo định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, dự kiến đầu tư thực hiện 19 công trình, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó có 2 dự án tỉnh đầu tư, 17 dự án đầu tư từ ngân sách trung ương, với tổng nguồn vốn hàng ngàn tỉ đồng.

ẨN LIÊN

很赞哦!(97)