Điều chỉnh quy hoạch tổng thể; phát huy tối đa tiềm năng,íchhoạtvốnđầutưđổvàomiềkèo c1 châu âu lợi thế của các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế(KKT); phát huy vai trò động lực của vùng kinh tế trọng điểm…, miền Trung đang kích hoạt dòng vốn đầu tưđể phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Tỉnh Phú Yên tập trung đầu tư hạ tầng kết nối để thu hút đầu tư. Trong ảnh: Phối cảnh khu đô thị kết nối TP. Tuy Hòa với KKT Nam Phú Yên. |
Được gắn kết bởi 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chiều dài bờ biển lên tới 1.900 km, miền Trung có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển. Kết cấu hạ tầng của vùng được quan tâm đầu tư căn bản với 9 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế; 14 nhóm cảng biển, trong đó có 8 nhóm cảng biển nước sâu loại I là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực. Đặc biệt, miền Trung sở hữu 11 trong tổng số 17 KKT ven biển đã được thành lập của cả nước.
Cùng với đó, miền Trung đóng vai trò là cầu nối quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên trong hội nhập, thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Thông quy hoạch để kích hoạt dòng vốn đầu tư
PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn phát triển vùng Duyên hải miền Trung từng nhận định, điểm hạn chế đối với sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung chính là sự chồng chéo về quy hoạch, là tình trạng mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết…
Thời gian qua, những nút thắt về quy hoạch mà ông Thiên đề cập đang từng bước được tháo gỡ, nhằm kích hoạt dòng vốn đầu tư vào miền Trung.
Chân Mây - Lăng Cô được định hương trở thành khu kinh tế tổng hợp. Trong ảnh: Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô. |
Cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Nam Phú Yên đến năm 2040 với mục tiêu xây dựng và phát triển KKT Nam Phú Yên trở thành KKT tổng hợp đa ngành, đa chức năng; giữ vai trò động lực kích hoạt vùng, tạo liên kết phát triển giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao Phú Yên là phải xác định mối liên kết trong chiến lược phát triển giao thông của quốc gia, Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng tỉnh Phú Yên về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, các giải pháp kết nối với Quốc lộ 1A, cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 29, cao tốc đi Tây Nguyên, đường ven biển quốc gia và đường sắt Bắc - Nam, đảm bảo kết nối với các tuyến giao thông đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Trưởng ban Quản lý KKT Phú Yên, ông Lê Văn Thành cho biết, từ quyết định phê duyệt quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Yên đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020, đề ra tiêu chí để thu hút đầu tư vào tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, KKT Nam Phú Yên và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 3 dự ánđầu tư; tổng vốn đầu tư đăng ký 580,68 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 6/2020, tại KKT Nam Phú Yên (bao gồm KCN Hòa Hiệp 1 và KCN Hòa Hiệp 2) và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 111 dự án đầu tư; diện tích đất đăng ký 432,44 ha với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9.396,47 tỷ đồng và 34,178 tỷ USD.
Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương nằm trong KKT Chân Mây - Lăng Cô được quy hoạch tổng thể đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 với diện tích quy hoạch 9.490 ha. Trong đó, vùng lõi tập trung phát triển du lịch là 1.350 ha. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch golf, thể thao, vui chơi - giải trí công nghệ cao và phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ.
Năm 2019, KKT Chân Mây - Lăng Cô trở thành một “đại công trường” đúng nghĩa, khi nhiều dự án, công trình lớn được đầu tư, khởi công xây dựng. Một số dự án dừng hoạt động cũng thi công trở lại. Tính đến hết quý I/2020, tại KKT Chân Mây - Lăng Cô có trên 46 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 79.017 tỷ đồng.
Động lực từ KCN, KKT và vùng kinh tế trọng điểm
Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội miền Trung trong năm vừa qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại như: dự án động lực còn ít, tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có…
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của miền Trung chỉ chiếm khoảng 4,76% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Ngoại trừ Đà Nẵng và Khánh Hòa xuất siêu, các tỉnh còn lại trong vùng chủ yếu là nhập siêu.
Trăn trở của ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng chính là trăn trở của phần lớn lãnh đạo các tỉnh miền Trung hiện nay, đó là làm thế nào để địa phương bứt phá. “Một thực tế hiện nay là, nhiều nhà đầu tư có tên tuổi đến với địa phương để tìm hiểu đầu tư, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn chờ lập quy hoạch, trình quy hoạch, thông qua quy hoạch, để rồi mới xác định ai đầu tư, đầu tư gì…”, ông Phạm Đại Dương chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cũng chưa thể hiện được vai trò hạt nhân tăng trưởng, đầu tàu dẫn dắt kinh tế miền Trung.
Phát biểu tại Hội nghị Phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tổ chức tại Bình Định (năm 2019), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra, quy mô kinh tế của Vùng còn khiêm tốn, động lực tăng trưởng của Vùng còn yếu. Trong khu vực miền Trung, chỉ có 4 tỉnh là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Quảng Nam có dự án động lực quy mô lớn. Các tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh về hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có. Một số hành lang kinh tế chưa phát huy sức hút công nghiệp, dịch vụ…
Những tồn tại trên được ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhìn nhận là do thiếu liên kết vùng, các địa phương phát triển đơn lẻ và cạnh tranh với nhau… Điều này cũng đã được PGS-TS. Trần Đình Thiên đề cập. Do tiềm năng, lợi thế của các tỉnh miền Trung tương đối giống nhau, nên có tình trạng phát triển theo hàng ngang, cách thức thu hút nhà đầu tư của các tỉnh, thành phố trong vùng cũng tương tự nhau.
Phát triển kinh tế miền Trung từ tầm nhìn quy hoạch, theo ông Thiên, chính là việc “cởi nút thắt” cho các địa phương - cả phía chính quyền lẫn nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng và chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư vào các vùng động lực, các KCN, KKT.
Trên thực tế, từ khi được hình thành và phát triển đến nay, các KCN, KKT trên cả nước nói chung và tại miền Trung nói riêng đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đơn cử, tại Quảng Nam, lũy kế đến nay, Khu kinh tế mở Chu Lai đã thu hút được 173 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 120.600 tỷ đồng (5,54 tỷ USD). Trong đó, có 112 dự án đang đang hoạt động; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 717 triệu USD; giải quyết việc làm cho 25.000 lao động.
Năm 2019, Quảng Ngãi cấp phép đầu tư 35 dự án (trong đó có 3 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký gần 13.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm mới cho khoảng 7.500 lao động… là minh chứng cho nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh này.
Còn tại Đà Nẵng, hàng loạt dự án về du lịch đẳng cấp quốc tế đã hình thành và phát triển, đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, vai trò của chuỗi đô thị động lực ven biển từ Huế - Chân Mây - Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ - Vạn Tường - Quảng Ngãi - Quy Nhơn cũng đang được phát huy, tạo nên diện mạo mới, không gian kinh tế ven biển năng động của khu vực miền Trung.