Cúp C1

【lịch bong da c1】Phát huy hiệu quả chợ 4.0

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Sau thời gian triển khai, mô hình chợ 4.0 - Thanh toán không dùng t lịch bong da c1

Sau thời gian triển khai,ệuquảchợlịch bong da c1 mô hình chợ 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt đã thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh mua bán, cũng như tạo làn gió mới trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình cần sự chung tay và vào cuộc từ các doanh nghiệp viễn thông, hệ thống ngân hàng, tiểu thương và cơ quan quản lý nhà nước. 

Toàn tỉnh đã ra mắt 7 chợ 4.0 và các đơn vị đã hướng dẫn người dân, hộ tiểu thương, cơ sở trên địa bàn tỉnh tạo 60.000 ví điện tử.

Nhiều tín hiệu tích cực

Từ tháng 7-2022, tỉnh Hậu Giang đã ra mắt mô hình chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt đầu tiên tại chợ Vị Thanh. Từ đó, mô hình tiếp tục áp dụng rộng rãi khi Sở Công thương phối hợp các sở, ban, ngành, các nhà mạng lớn và các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tiểu thương, hộ kinh doanh ở các chợ trên địa bàn tỉnh. Sở dĩ chọn chợ là nơi triển khai đầu tiên và nhân rộng, bởi trước hết đây là nơi hàng ngày tập trung đông những người nội trợ, chị em tiểu thương, những người là “tay hòm chìa khóa” mua sắm hàng ngày từ thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đến nhiều loại hàng hóa khác.

Không chỉ tại chợ, Sở Công thương tỉnh còn chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các nhà mạng lớn tại Hậu Giang như Viettel, VNPT, Mobifone, các phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cài đặt ví điện tử cũng như các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống trên địa bàn. Khi người bán và người mua quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động này sẽ lan tỏa dễ dàng hơn. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi khi tính đến ngày 31-12-2022 đã tổ chức phối hợp với các đơn vị ra mắt 7 chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh (chợ Vị Thanh, chợ Ngã Sáu; chợ Trường Long Tây, chợ Rạch Gòi, chợ Một Ngàn, chợ Ngã Bảy, chợ Cây Dương). Hỗ trợ hướng dẫn người dân, hộ tiểu thương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng được gần 60.000 ví điện tử.

Huyện Châu Thành A là địa phương đã ra mắt 3 chợ 4.0 và đang tiếp tục triển khai ở các chợ còn lại. Với cách làm được các đơn vị phối hợp và công ty viễn thông trên địa bàn đánh giá là tập trung cao, hiệu quả nhanh. Để làm được kết quả trên, xây dựng mô hình chợ 4.0 được sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực các sở, ngành tỉnh và các nhà mạng, cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng hành của người dân. Bên cạnh 3 chợ 4.0 đến thời điểm hiện nay, toàn huyện cài đặt trên 23.000 ví điện tử thanh toán không dùng tiền mặt. Trên 85% số hộ kinh doanh tại các chợ và 85% hộ kinh doanh và trong cộng đồng dân cư có sử dụng ví điện tử và thanh toán qua mã QR. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hiện tại các đơn vị cũng đang tích cực hỗ trợ tiểu thương tại các chợ và cơ sở kinh doanh tại khu dân cư in mã QR, tặng các chân đế đặt mã QR tại các điểm bán. Thời gian qua, người dân dần thích nghi và cảm thấy thuận tiện khi sử dụng ví điện tử để thanh toán.

Nhiều điều cần làm

Dù có những thuận lợi, nhưng tại một số chợ đã triển khai cũng bộc lộ những khó khăn nhất định, vẫn còn tiểu thương và người dân chưa mặn mà. Là người đã trực tiếp tham gia hướng dẫn các tiểu thương đăng ký, sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, ông Nguyễn Bé Sáu, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: Khó khăn ở chỗ là đa số người dân và tiểu thương chi trả tiền mặt như thói quen, chưa am hiểu và thành thạo khi sử dụng các ứng dụng không tiền mặt. Hơn nữa, thực tế không phải người dân nào cũng đăng ký các gói cước 3G, 4G trong khi ở chợ chưa được đầu tư wifi miễn phí.

Tương tự, tại thị xã Long Mỹ, các phòng chuyên môn và các nhà mạng đã phối hợp triển khai tại 3 chợ là Trà Lồng, Bình Hiếu và Vĩnh Tường. Bà Lý Lệ Hoa, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho rằng, việc phải cài đặt vài ứng dụng cũng khiến người dân thấy rườm rà, lúng túng khi sử dụng. Tâm lý người dân còn e ngại, nhất là người lớn tuổi và ở khu vực chợ nông thôn. Mạng lưới và cơ sở hệ thống thanh toán của các tổ chức ứng dụng đa phần tập trung ở trung tâm thị xã. Cần có giải pháp tiết kiệm thời gian cũng như đồng bộ cho người dân thuận tiện trong quá trình cài đặt và sử dụng lâu dài.

Đại diện các nhà mạng lớn trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều kiến nghị để đẩy mạnh việc ứng dụng thanh toán không tiền mặt đi vào chiều sâu và rộng. Ông Trần Chí Hướng, Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Hậu Giang, nhấn mạnh: Để vượt qua được khó khăn bước đầu, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo điều hành và đồng hành của các sở, ngành và địa phương với các nhà mạng. Nhất là công tác tổ chức phổ biến ban đầu cần sự chủ động, tập trung, sắp xếp không gian và thời gian hợp lý để thu hút được đông đảo tiểu thương tham gia.

Mô hình chợ 4.0 là xu hướng trong kỷ nguyên số, nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, tăng tính minh bạch trong các khoản thanh toán, chi tiêu và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Để chợ 4.0 hiệu quả, thay đổi lối suy nghĩ cầm tiền mặt trong tay mới an toàn, ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh, nhận định: Điều cần làm vào lúc này là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt, nhấn mạnh kiến thức về an toàn thông tin, bảo mật của dịch vụ tài chính số để người dùng yên tâm, cởi mở hơn khi tiếp cận các ứng dụng hỗ trợ thanh toán. Tuyên truyền theo hướng “mưa dầm thấm lâu”, làm từng bước, nhiều nhà mạng cùng làm một lúc và triển khai từ dễ đến khó, không chỉ dừng lại ở chợ mà còn tỏa ra ở các cơ sở, hộ kinh doanh, địa điểm ăn uống hội tụ đủ điều kiện.

Bài, ảnh: T.TRANG

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap