【ty le keotv】Lãnh đạo châu Âu cảnh báo khó khăn trong năm mới
Thủ tướng Đức,đạochacircuAcircucảnhbaacuteokhoacutekhăntrongnămmớty le keotv Tổng thống Pháp và một số nhà lãnh đạo hôm nay cảnh báo một năm khó khăn đang chờ đợi châu Âu ở trong năm 2012.
Thủ tướng Đức Angela Merkel |
Phát biểu trên truyền hình nhân ngày đầu năm mới, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói mặc dù nền kinh tế Đức vẫn tương đối ổn định, song chắc chắn những khó khăn trong năm 2012 sẽ nhiều hơn so với năm ngoái, BBCđưa tin.
“Con đường dẫn châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ vẫn còn dài, song khi chúng ta tiến tới cuối con đường ấy, châu Âu sẽ mạnh mẽ hơn so với khi chúng ta bắt đầu đối mặt khủng hoảng”, bà Merkel nói.
Thừa nhận châu Âu đang đối mặt với thử thách nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, song bà Merkel vẫn bảo vệ đồng euro. Nữ thủ tướng nói rằng đồng euro khiến cuộc sống thường nhật của người dân trở nên tiện lợi hơn và nền kinh tế châu Âu trở nên vững mạnh hơn. Theo bà, nếu đồng euro không tồn tại, có lẽ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ gây nên hậu quả tồi tệ hơn.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nhận định nền kinh tế Pháp cần những thay đổi mang tính hệ thống để có thể tăng trưởng trở lại.
“Tôi biết cuộc sống của nhiều người trong số các bạn, vốn đã khó khăn trong hai năm qua, lại vừa đối mặt với thử thách thêm một lần nữa. Các bạn tạm biệt năm cũ với nỗi lo lớn hơn về tương lai của bản thân và những đứa con”, ông Sarkozy nói.
Vị nguyên thủ Pháp cam kết chính phủ của ông sẽ không thực thi các biện pháp nhằm cắt giảm chi tiêu công trong năm 2012. Trong năm ngoái chính phủ Pháp đã thực hiện một số biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm nợ công.
“Chính phủ đã hoàn tất những việc cần làm”, ông khẳng định.
Ông Giorgio Napolitano, Tổng thống Italy, kêu gọi người dân hy sinh lợi ích của bản thân hơn nữa để ngăn chặn “sự sụp đổ của nền tài chính Italy”.
“Sự hy sinh là thứ cần thiết để chúng ta bảo đảm tương lai của thế hệ tương lai. Đó là mục tiêu và cam kết mà chúng ta không thể thoái thác”, ông Napolitano lập luận.
Nỗi lo sợ Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của Liên minh châu Âu, sẽ phải vay tiền để đối phó với khoản nợ công khổng lồ là nguyên nhân khiến cựu thủ tướng Silvio Berlusconi từ chức. Ông Mario Monti, một nhà kinh tế, thay thế ông Berlusconi và thành lập một chính phủ gồm những nhà kỹ trị.
“Không một cá nhân hay nhóm xã hội nào có thể lẩn tránh cam kết đóng góp công sức vào nỗ lực giải quyết những vấn đề của khủng hoảng nợ công nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Italy trên phương diện tài chính. Sự hy sinh của chúng ta sẽ không vô ích”, ông Napolitano bình luận.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos, một nhà kỹ trị được chỉ định đứng đầu chính phủ liên minh lâm thời của Hy Lạp sau khi cựu thủ tướng George Papandreou từ chức, cũng cảnh báo về những khó khăn trong năm nay.
“Chúng ta phải tiếp tục các nỗ lực đối phó khủng hoảng với sự quyết tâm cao độ để những hy sinh của chúng ta trong thời gian qua không trở nên vô nghĩa”, ông Papademos nói.
Chính phủ Hy Lạp đã áp đặt những giải pháp khắt khe - như tăng thuế, giảm lương - để đảm bảo rằng Hy Lạp sẽ tiếp tục được vay tiền từ bên ngoài. Những giải pháp thắt lưng buộc bụng của Athens, bắt đầu được thực thi từ năm 2010, đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn trên khắp đất nước.
Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế hàng đầu thế giới do BBCtiến hành cho thấy, phần lớn nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2012.
Hiện tại chi phí vay nợ của hai nền kinh tế lớn tại châu Âu - Tây Ban Nha và Italy - tăng vọt trong thời gian gần đây khiến dư luận lo ngại Madrid và Rome sẽ không thể trả khoản tiền mà họ đã vay. Trong khi nền kinh tế trì trệ, các chính phủ châu Âu lại không được phép đẩy mạnh chi tiêu để kích thích tăng trưởng, bởi việc đó có thể làm tăng khoản nợ công của họ.
(Theo VnEx)