Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán,ầngiảiphápđiềuhànhcânbằnggiữakiểmsoátlạmphátvớităngtrưởbang xếp hạng bóng đá y cân nhắc tác động đến lạm phát | |
Giải pháp tránh "cắt khúc" trong điều hành thị trường xăng dầu | |
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng |
Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023. Ảnh: H.Dịu |
Chiều 3/3 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm.
Buổi họp báo diễn ra ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo.
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023 nhìn chung tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực.
Cụ thể là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Xuất khẩu tháng 2 là 25,9 tỷ USD, lũy kế 2 tháng đạt 49,4 tỷ USD, nhập khẩu 46,2 tỷ USD, xuất siêu 2,82 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển ổn định. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai tích cực, chuyển đổi số được tăng cường…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn cho rằng, nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý.
Theo đó, ổn định định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép về lạm phát còn cao; tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng; lạm phát, cạnh tranh chiến lược, tăng giá dầu, giá khí, an ninh lương thực, an ninh thông tin tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực.
Cùng với đó là chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, nhất là ngành chế biến, chế tạo; thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp; việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; số vốn FDI thực hiện giảm; thị trường vốn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Về an ninh, xã hội là tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục triệt để ở một số bệnh viện; tình hình an ninh trật tự, nhất là tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các địa bàn ở vùng Tây Bắc.
Vì vậy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Các bộ ngành, địa phương cần chủ động phân tích, đánh giá tình hình, có các giải pháp điều hành cân bằng, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.
Thủ tướng cũng yêu cầu chủ động giải quyết các khó khăn của người dân, doanh nghiệp, các vướng mắc về pháp lý với tinh thần: đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể; chủ động, kịp thời ứng phó, xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh, những vấn đề mới.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ,chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Rà soát, có giải pháp phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản.
Về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ hoạch vốn ngân sách năm 2023, quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông, làm tổ công tác chuẩn bị đầu tư, tăng cường hoạt động của 6 tổ công tác, giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
Người phát ngôn Chính phủ cũng nêu rõ, Chính phủ giao từng bộ, ngành, cơ quan tập trung thực hiện tốt 5 công tác: Quy hoạch; giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn; triển khai các chương trình mục tiêu; xúc tiến đầu tư, thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.