“Táo bạo” quảng cáo láo?àiViênsủiSatuchintáobạoquảngcáosaicôngdụkq leeds
Theo thông tin từ Cục ATTP – Bộ Y tế, các sản phẩm TPBVSK đều không có tác dụng chữa bệnh cũng như thay thế thuốc chữa trị. Thực tế là vậy, nhưng các sản phẩm được cấp phép là TPBVSK vẫn quảng cáo dưới nhiều hình thức nhằm tiếp cận người tiêu dùng.
Tòa soạn xin chia sẻ câu chuyện của người phụ nữ tên T., vì quá tin vào công dụng quảng cáo của thực phẩm chức năng mà đã trì hoãn thời gian điều trị dẫn đến bệnh nặng hơn. Bà T. bị bệnh trĩ nhiều, mỗi lần đại tiện đều có máu trong phân, bệnh tình tương đối xấu, nên bà nghĩ bản thân hàng ngày nên ăn ít cay, ít dầu mỡ thì các triệu chứng sẽ chuyển biến tốt, nhưng không ngờ sau này tình trạng càng nặng.
Được bạn bè giới thiệu, bà T. chọn sử dụng loại thực phẩm chức năng có tác dụng “thải độc” và mua rất nhiều dự trữ trong nhà dùng dần. Điều khiến bà T. không ngờ tới đó là, sau khi sử dụng thực phẩm chức năng, tình trạng của bà ngày càng nghiêm trọng hơn. Không chỉ máu chuyển sang màu đen, mà phần bụng cũng đau và khó chịu, một ngày phải đi ngoài vài lần. Lo lắng bản thân có thể mắc bệnh hiểm nghèo, bà quyết định đến bệnh viện điều trị. Sau khi khám lần thứ 1, bác sĩ phát hiện cơ thể bà T. có nhiều bất ổn, trực tràng sờ thấy có khối u khoảng 3cm và phát hiện có máu. Sau đó thông qua nội soi trực tràng cuối cùng chẩn đoán bà T. mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.
Bác sĩ chữa trị cho bà T. chia sẻ, ung thư trực tràng không phải do sản phẩm chăm sóc sức khỏe dẫn đến, mà vì sự “thờ ơ” và thiếu hiểu biết của bản thân. Thay vì đến bệnh viện uy tín kiểm tra, bà lại tự mình điều trị bằng thuốc mua bên ngoài, kết hợp uống thực phẩm chức năng làm trì hoãn thời gian phát hiện bệnh. Do đó khi tình trạng trở nặng, bệnh của bà đã ở giai đoạn muộn..
Đây chỉ là một trong những câu chuyện không mong muốn liên quan đến việc sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng không theo khuyến cáo của y, bác sĩ. Đáng buồn là, sau những câu chuyện đau lòng xảy ra, không ít tổ chức kinh doanh vẫn vì lợi nhuận mà “hô biến” sản phẩm như thuốc điều trị bệnh.
Viên sủi Satuchin bị người tiêu dùng phản ánh quảng cáo "láo" trên mạng xã hội.