【nhận định palmeiras】Người viết trẻ giữa muôn trùng vây
Lực lượng tác giả trẻ khá đông đảo hiện nay đã và đang đóng góp đáng kể vào sự phong phú của nền văn học đương đại. Tuy nhiên,ườiviếttrẻgiữamuôntrùngvânhận định palmeiras nhiều cây bút trẻ cũng đang từng ngày vật lộn với muôn vàn âu lo, để sống và viết.
Một số đầu sách của các tác giả trẻ được xuất bản những năm gần đây. Ảnh: NXB Trẻ. |
Phải khẳng định, một trong những thách thức lớn nhất đối với người viết trẻ là sự hạn chế, thiếu hụt về vốn sống, vốn văn hóa lẫn kinh nghiệm văn chương. Với tuổi đời còn ít, chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, va vấp những biến cố, thăng trầm của cuộc sống, dẫn đến đôi khi chưa thấu đáo chọn lựa chất liệu hay để chuyển hóa thành tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, nhiều tác phẩm của các tác giả trẻ trở nên xa lạ với chính cộng đồng mà nó khởi sinh và hy vọng hướng tới.
Đó đây, những ý kiến về việc các tác giả trẻ viết Tây quá, không phải không có cơ sở. Vết nứt trong địa tầng văn hóa - văn học, quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ trẻ với các thế hệ - di sản văn chương đi trước cũng có thể hình dung trong điểm nhìn này.
Sự thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực văn chương cũng là một yếu tố đang làm khó các nhà văn trẻ. Người viết trẻ thường chưa có nhiều thời gian để tích lũy kiến thức về triết học, mỹ học, lý luận văn học, kỹ thuật viết, hiểu về truyền thống thẩm mỹ dân tộc, “thờ ơ” với những tác phẩm kinh điển trong và ngoài nước. Dù biết rằng, trong sáng tạo nghệ thuật, đôi khi kinh nghiệm không phải là lợi thế, khi nó có thể ngăn trở tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của các cây bút trẻ. Tuy nhiên, quan điểm ấy cũng không đủ sức mạnh để phủ định truyền thống, kinh nghiệm thẩm mỹ trên hành trình sáng tạo. Người ta phải biết, hiểu quá khứ, hiểu cái cũ mới biết cách tân là như thế nào?
Ở một góc khác xa hơn, di sản văn học dân tộc với những tác phẩm kinh điển cùng các giá trị đã được khẳng định tạo ra một “vòng xoáy” lớn, có thể cuốn người viết trẻ vào. Áp lực từ những thế hệ đi trước, những “cây đa, cây đề” đang tỏa bóng vào đời sống văn học nghệ thuật của người trẻ. Thường xuyên phải đối mặt với những chuẩn mực ngầm định, những quy chuẩn riêng với những tên tuổi lớn, một bộ phận tác giả trẻ cố gắng bắt chước phong cách, giọng văn, chủ đề hay thậm chí cả cách diễn đạt của thế hệ đi trước. Điều này vô tình tạo ra những tác phẩm thiếu đi sự độc đáo và sức sống riêng, làm nghèo nàn đi đời sống văn học dẫn đến nguy cơ hạ thấp đi tiếng nói của một thế hệ mới, đánh mất đi chính mình.
Người ta nói công chúng văn học đang vô tình trở thành rào cản cho sự phát triển của nền văn chương nước nhà. Quan điểm này dù gây nhiều phản ứng trái chiều, nhưng đã chạm đến một vấn đề nhức nhối trong làng văn hiện nay. Khi nhìn vào thực trạng, ta không thể phủ nhận rằng độc giả Việt Nam, với tình yêu sâu đậm cho những giá trị truyền thống lại đang tỏ ra khá cứng nhắc trước những sáng tạo mới. Các tác phẩm mang tính thử nghiệm, đặc biệt là những sáng tác đi ngược lại mỹ cảm quen thuộc, thường xuyên phải đối mặt với sự phản đối gay gắt. Đôi khi, các tác phẩm đột phá bị gắn mác “lai căng” hoặc “phản văn hóa” mà không được nhìn nhận, xem xét một cách thấu đáo về giá trị nghệ thuật hay ý nghĩa xã hội ẩn chứa sâu xa trong nó.
Những đứt gãy giữa sáng tác và tiếp nhận, nhất là sáng tác từ những cây bút trẻ, hiện đại - hậu hiện đại với công chúng phổ thông (đang vận hành trong trường thẩm mỹ truyền thống) là điều có thật trong đời sống văn học đương đại và có nguy cơ ngày càng lan rộng do sự chiều chuộng một cách dễ dãi của các nền tảng giải trí nghe nhìn hời hợt. Để văn học Việt Nam thực sự cất cánh, bên cạnh những cây bút tài năng, phải cần công chúng tiếp nhận cởi mở, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn cho những ý tưởng mới, những cách thể hiện độc đáo, khác lạ, như là cách bày tỏ tính đa dạng của hiện thực xã hội - con người ngày nay.
Một khó khăn nữa của các cây bút trẻ đó là các diễn đàn, phương tiện truyền thông vẫn có xu hướng ưu tiên đăng tải tác phẩm của những cây bút đã có tên tuổi. Cộng đồng văn chương dường như thiếu mạnh dạn trong việc tìm kiếm, cổ vũ những tiếng nói trẻ - mới - lạ. Nhiều tạp chí văn học và nhà xuất bản vẫn dè chừng khi đầu tư vào các tác giả mới, chưa có tên tuổi, vì lo ngại về doanh số bán hàng. Ngay đối với các tác giả trẻ, hiện tượng “viết nhanh, xuất bản nhanh” đang trở nên phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực văn học mạng, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt về chất lượng nghệ thuật của văn học. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và thương mại trong văn học trở thành một bài toán khó trước áp lực tài chính và thị trường.
Bao nhiêu thứ ảnh hưởng, gây áp lực nhưng người viết trẻ vẫn là thế hệ đáng kỳ vọng bởi những khát khao, đam mê luôn rực cháy, mang trong mình nguồn năng lượng dồi dào và sự nhiệt huyết với nghệ thuật. Các cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi trên nhiều diễn đàn văn chương nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương... có thể là những bệ phóng giúp khẳng định năng lực bản thân, kết nối với cộng đồng chuyên môn và tạo tiếng vang với độc giả.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected].Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Minh Châu/Hà Nội Mới