Thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá,ầnkiênđịnhquanđiểmthậntrọngsửdụngchínhsáchtiềntệkết quả giải j-league 2 nhật bản tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế | |
Chủ động có định hướng chính sách phù hợp trong điều hành quản lý giá | |
Dư địa mở rộng chính sách tài khóa thuận lợi hơn chính sách tiền tệ |
TS. Lê Xuân Nghĩa |
Ông đánh giá như thế nào công tác điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay?
Trước tiên, chúng ta cần nhìn lại kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2021 với áp lực và khó khăn của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế thấp. Nhưng trong bối cảnh đó, NHNN vẫn điều hành chính sách tiền tệ khá thành công. Thứ nhất, chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát. Lãi suất thị trường tiếp tục có xu hướng giảm một phần do lạm phát thấp, một phần nhờ phản ứng tích cực với điều hành chính sách tiền tệ. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng thích hợp, dòng vốn được rót vào các lĩnh vực ưu tiên. Tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định. Thứ hai, hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng trong chu kỳ phát triển khá tốt, đặc biệt thanh khoản được giữ vững ổn định và khả năng sinh lời tăng.
Đặc biệt, 2 năm qua, chính sách tiền tệ vào cuộc rất tích cực. NHNN đã ban hành 3 thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Điều này giảm sức ép cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại duy trì được hoạt động, thanh khoản vững chắc. Đây chính là những nền tảng giúp điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2022 có nhiều thuận lợi hơn, bởi nếu không kiểm soát được cung tiền, năm tiếp theo sẽ là năm lạm phát cao.
Bước sang năm 2022, nhiều người đang “dọa” lạm phát của Việt Nam sẽ tăng mạnh, do ảnh hưởng của nhập khẩu lạm phát, nhất là khi các gói kích thích của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua và sắp được thực hiện. Nhưng tôi cho rằng, với những thành tích như trên, lạm phát năm 2022 sẽ không đáng ngại, chỉ quanh 3%. Một phần là do quy mô gói kích thích không lớn, thực hiện trong nhiều năm, NHNN cũng cho biết sẽ kiềm chế cung tiền để giữ vững lạm phát. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ phải áp dụng thêm một số chính sách có tính chất linh hoạt để tăng cung tiền hợp lý như bơm hút tiền qua kênh thị trường mở (OMO), mua bán ngoại tệ… Theo đó, lãi suất và tỷ giá cũng có thể tăng lên một chút, nhưng mức biến động chỉ khoảng 1-1,5%.
Việc điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có vấn đề lãi suất cần những lưu ý gì trong thời gian tới, nhất là khi chúng ta sắp triển khai các chính sách kích thích và phục hồi kinh tế, thưa ông?
Năm 2022, NHNN cần tập trung hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thị trường hơn, giảm dần các chính sách giãn, hoãn nợ, yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập dự phòng, nhận diện nợ xấu. Bởi nếu tính đầy đủ, tỷ lệ nợ xấu đến nay đã không thể duy trì được ở mức an toàn.
Đặc biệt, việc triển khai các gói kích thích phục hồi kinh tế phải được tính toán kỹ lưỡng và triển khai tốt, nếu không sẽ không chỉ gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền từ NHNN mà còn tạo áp lực không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn cũng như chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, làm méo mó thị trường lãi suất, thị trường tín dụng khi có nhiều gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi khác nhau cùng được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, việc triển khai các gói kích thích và phục hồi kinh tế trong nước không đáng ngại bằng “cuộc đua” phá giá đồng tiền có thể xảy ra thời gian tới, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo về lộ trình giảm lãi suất. Do đó, theo tôi, NHNN phải tiếp tục kiên định quan điểm thận trọng sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phục hồi nền kinh tế. Bài học nhãn tiền về chương trình hỗ trợ nền kinh tế năm 2008-2009 đến nay vẫn còn “ám ảnh”, nợ xấu tại một số tổ chức tín dụng đã 10 năm mà vẫn chưa giải quyết hết.
Xin ông cho biết, thị trường tài sản đang tăng nóng như hiện nay sẽ gây tác động như thế nào tới hoạt động của các ngân hàng thời gian tới?
Trong năm 2021, thị trường tài sản, cụ thể là bất động sản và chứng khoán đã tăng rất mạnh, dòng tiền đổ vào lại chủ yếu nhằm mục đích đầu cơ. Tình hình này nếu hình thành các “bong bóng” có thể ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, nhất là về vấn đề nợ vay và huy động vốn.
Do đó, NHNN phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời, giám sát chặt hoạt động phát hành trái phiếu có sự tham gia của các ngân hàng thương mại; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.
Xin cảm ơn ông!