【bxh scotland 1】Bức tranh đa chiều của doanh nghiệp dệt may
Xuất khẩu dệt may phục hồi tích cực Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Dệt may,ứctranhđachiềucủadoanhnghiệpdệbxh scotland 1 da giày trong vòng xoáy xanh hóa |
Nhiều doanh nghiệp dệt may chủ động đầu tư thiết bị để tăng năng suất |
Lợi nhuận trồi sụt
Báo cáo tài chính quý 1/2024 của Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công ghi nhận doanh thu hơn 934 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023; lãi ròng đạt trên 62 tỷ đồng, tăng trưởng 14%.
Theo Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công, hiện công ty đã nhận khoảng 88% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 2/2024 và khoảng 83% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý 3/2024. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu là khoảng 3.707 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với kết quả thực hiện năm 2023; kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 161,2 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với kết quả thực hiện năm 2023. Trên cơ sở dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024 và tình hình tiếp nhận đơn hàng hiện tại, doanh nghiệp này kỳ vọng tình hình đơn hàng xuất khẩu năm nay sẽ khả quan hơn và đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Tương tự, tại Tổng công ty May 10, doanh thu quý 1/2024 cũng ghi nhận tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2023, đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 30 tỷ đồng tăng trưởng 26%.
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp ngành dệt may đều đạt được tăng trưởng trong quý 1/2024.
Tại Công ty CP Sợi Thế Kỷ, doanh thu hợp nhất quý 1/2024 đạt 265 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, do thu nhập tài chính trong quý 1/2023 khá cao, lại thêm biến động tỷ giá trong kỳ này khiến chi phí tài chính tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế của Sợi Thế Kỷ sụt giảm mạnh trên 56% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong bản tin nhà đầu tư quý 1/2024, ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ cho biết, tình hình thị trường có dấu hiệu khôi phục trong quý 1/2024 nhưng diễn ra chậm và tổng lượng hàng bán ra còn thấp. Để bù đắp việc thiếu đơn hàng, công ty đã nỗ lực thu hút những đơn hàng theo yêu cầu có giá trị gia tăng cao, dù những đơn hàng này có khối lượng nhỏ, nhưng giá bán và lợi nhuận tốt hơn, ví dụ như các đơn hàng sợi tái chế của khách hàng Nhật Bản. Nhờ đó, Sợi Thế Kỷ đã ghi nhận 8 khách hàng mới trong quý 1/2024.
Ban lãnh đạo Sợi Thế Kỷ dự báo lượng đơn hàng của quý 2/2024 sẽ cải thiện hơn so với quý 1/2024 và ước tính tăng khoảng 10-20% so với quý 1/2024. Nguyên nhân do mức tồn kho của các thương hiệu đang giảm xuống, đồng thời nhu cầu thị trường dần hồi phục về nửa cuối năm 2024.
Doanh thu quý 1/2024 của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cũng chỉ ở mức đi ngang so với cùng kỳ năm 2024, đạt 1.354 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, TNG lãi sau thuế gần 42 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 43,6 tỷ đồng đạt được trong quý 1/2023.
Khởi sắc nhưng vẫn còn thách thức
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số liệu của Sở Công Thương vừa công bố còn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua cảng tại TPHCM trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt 1,2 tỷ USD, tăng trưởng 40,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Lý giải về kết quả này, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội May – Thêu – Đan TPHCM cho biết, sức mua tại các thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, EU có sự tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm. Trong khi đó, tồn kho của các nhà mua hàng đã xuống dưới mức tối thiểu, nên các nhà mua hàng bắt đầu nhập hàng trở lại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng tốt hơn với việc sản xuất các đơn hàng nhỏ và chủ động sản xuất một số nguyên phụ liệu ngành may vốn trước đây phải nhập từ Trung Quốc; các doanh nghiệp cũng tái cấu trúc và đầu tư thiết bị để tăng năng suất.
Đặc biệt, ông Việt cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thích ứng tốt hơn với việc sản xuất hàng theo xu hướng, giúp nâng cao giá trị. Cụ thể, các doanh nghiệp Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia mua sản phẩm thương hiệu của Việt Nam để mang về bán. Điều này đã khẳng định năng lực thiết kế của Việt Nam đã bắt kịp xu hướng của thị trường và ông Việt cho rằng hình thức này sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Dù có nhiều tín hiệu khởi sắc, song đại diện VITAS cho rằng, những diễn biến khó lường của thị trường, bao gồm nhiều thách thức mới từ "hàng rào kỹ thuật” của các nước nhập khẩu, cạnh tranh giữa các nước có thế mạnh ngày càng gay gắt sẽ là bài toàn tiếp theo mà ngành dệt may phải sẵn sàng ứng phó.
Hiện đơn giá hàng dệt may vẫn sẽ là thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam khi chi phí lao động ở Việt Nam vẫn đang cao hơn so với các nước đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ, cùng với áp lực từ tỷ giá USD/VND. Ngoài ra, căng thẳng tại Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển trong tháng 1/2024 sang Mỹ và EU tăng gấp đôi so với tháng 12/2023 là rủi ro đáng lưu tâm cho các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ và EU cao.
Các xu hướng tiêu dùng cũng đang thay đổi, với sự quan tâm ngày càng cao đối với các sản phẩm dệt may bền vững và công nghệ cao, như sợi tái chế, sợi sinh học, sợi thông minh, sợi kháng khuẩn, kháng cháy. So với những năm trước, nhu cầu tiêu dùng các loại sợi này đã tăng khoảng từ 15% đến 20%.
Vì vậy, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, VITAS cho rằng giải pháp chính là tập trung đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, đặc biệt thu hút các dự án dệt nhuộm hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp; đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may.
Bên cạnh đó, ngành dệt may tiếp tục thực hiện đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng, ứng dụng công nghệ tự động hóa ở một số dây chuyên sản xuất, giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, khách hàng...