Phóng viên Ngọc Lan |
Phải nói thật,óngviênbảohiểmrủirokiếmđềtàkq bong da truc tuyến các bạn hỏi rất đúng. Khi được giao theo dõi ngành bảo hiểm, tôi đã phải vắt tay lên trán nhiều đêm suy nghĩ rằng mình phải làm cái gì? Ngành bảo hiểm, trên bình diện nền kinh tếlà rất quan trọng, nhưng nếu làm phóng viên theo dõi ngành đặc thù này, thì ban đầu sẽ hơi nhàm chán. Nếu muốn tìm kiếm trên Google những dữ liệu cần thiết để viết bài thì thông tin về bảo hiểm vô cùng khiêm tốn. Đây là một nguyên nhân khiến nhiều phóng viên trẻ không muốn chọn lĩnh vực này.
Không điều tra, không lăn lộn đầy nguy hiểm với mồ hôi và nước mắt, thay vào đó là những con số, những khái niệm tài chính. Ngay cả những câu chuyện kiện tụng - tranh chấp phức tạp, thì mức độ “điều tra” cũng rất khiêm tốn.
Cũng thuộc ngành tài chính, nhưng khác với ngân hànghay chứng khoán - ngành kinh doanh mà thông tin luôn được thay đổi hàng ngày, hàng tuần, thị trường bảo hiểm là một ngành khá đặc thù với lượng thông tin về hoạt động không có nhiều và ít cởi mở với truyền thông do những quy định chặt chẽ từ các tập đoàn. Do đó, thực tế tại Việt Nam gần như không có tờ báo nào có chuyên trang và phóng viên chuyên trách lĩnh vực bảo hiểm.
Nói thêm về các thông tin được coi là “nóng” trong tranh chấp khách hàng - công ty bảo hiểm. Tranh chấp chủ yếu tại tòa, bên nguyên, bên bị, luật sư đầy đủ, nên việc của phóng viên không phải là tài liệu, hay vất vả tìm chứng cứ, mà lại là kỹ năng làm sao truyền tải thông tin khách quan và trung thực nhất về câu chuyện.
Có thể thấy, phóng viên bảo hiểm có độ “nhàn nhã” nhất định, nhưng vì nhàn nhã, nên để sản phẩm hay và gây ấn tượng lại vô cùng khó khăn.
Nhìn lại những năm đầu tiên khi được phân công theo dõi mảng bảo hiểm, đó thực sự là quãng thời gian chán nản nhất của tôi, vì không có nhiều thông tin thời sự hoặc không thể tiếp cận các nguồn tin cần khai thác.
Số liệu thống kê về sự phát triển của ngành cập nhật còn khá chậm, vì theo quy định, thường hết quý II mới có số chính thức của quý I. Để khắc phục vấn đề này, tôi thường phải liên hệ với từng doanh nghiệpbảo hiểm hoặc tìm từng số liệu trong các báo cáo tài chính của họ để tra cứu số liệu chính xác. Dựa trên những số liệu đó, tôi lại tiếp tục nhờ các chuyên gia về bảo hiểm đưa ra những phân tích, đánh giá để có cái nhìn đa chiều, khách quan nhất.
Là phóng viên chuyên trách viết về bảo hiểm cho tờ báo duy nhất trên thị trường có chuyên trang bảo hiểm ra 3 số/tuần thực sự rất áp lực. Số này viết gì, số sau viết gì ở mảng bảo hiểm rất ít thông tin và thông tin không mấy hấp dẫn này luôn là câu hỏi thường trực mỗi ngày.
Áp lực đề tài mới mỗi ngày cho phù hợp với nhu cầu của độc giả, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay cũng là động lực để phóng viên viết mảng này phải học hỏi, tìm hiểu và chủ động trao đổi thường xuyên với các chuyên gia trong ngành, với doanh nghiệp, cũng như các bộ, ngành liên quan để có những thông tin mới, kịp thời phục vụ bạn đọc.
Nhờ áp lực làm phóng viên chuyên ngành phải viết sớm, viết đúng, viết sâu về các vấn đề nổi cộm của thị trường, tôi ngày càng tích lũy được nhiều thông tin để hiểu và yêu hơn chuyên ngành đặc thù mà mình đang viết. Sau 10 năm theo dõi ngành bảo hiểm, dù câu hỏi viết gì cho trang bảo hiểm vẫn luôn thường trực trước mỗi số báo, nhưng ngành bảo hiểm, các vấn đề và thông tin về bảo hiểm dường như đã “dễ thương” hơn.