Tại phiên khai mạc,ôngnghiệpViệtNamđangđónggópGDPquốgiải hạng 2 anh hôm nay Bộ trưởng Cao Đức Phát đã phát biểu về kết quả 5 năm thực hiện sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” mà Việt Nam đã triển khai từ năm 2010 tại Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Thực hiện sáng kiến này, Việt Nam đã có 10.000 nông dân tham gia các mô hình trình diễn kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn vững bền cho một số nông sản với sự phối hợp cùng các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Netstle, Metro Cash and Cary, Syngenta, Cargill, Bunge, Pepsico… Sáng kiến này đã đạt kết quả tốt và trở thành mô hình thành công nhất trong sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn đàn kinh tế Thế giới tại châu Á.
Với những thành công này, nhiều nông sản Việt Nam đã có mặt trên các thị trường quốc tế thông qua mạng lưới của các công ty đa quốc gia. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Nông nghiệp Việt Nam đang đóng góp 20% GDP quốc gia, với kim ngạch xuất khẩu trên 31 tỷ USD/năm, giải quyết công ăn việc làm cho 50% lực lượng lao động cả nước và là nơi sinh sống của 70% dân số. Đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã chủ trì phiên thảo luận tại Diễn đàn dành cho Việt Nam về đối tác công tư phát triển nông nghiệp bền vững. Tại Diễn đàn này, Bộ trưởng đã trình bày kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động đối tác công tư trong nông nghiệp 5 năm qua. Với 6 nhóm công tác gồm: cà phê, chè, rau quả, tài chính - tín dụng, thuỷ sản… đã hoạt động hiệu quả.
Các mục tiêu của “Tăng trưởng châu Á” - là nội dung chính của Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á 2015 hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu phát triển của Chính phủ Việt Nam. Vì thế, các nhóm công tác thời gian đã hoạt động rất hiệu quả để xử lý các vấn đề mà nông nghiệp Việt Nam đang cần giải quyết như: nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai trong tình hình biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, các đối tượng sản xuất kinh doanh đã gắn bó, phối hợp với nhau để xây dựng các chuỗi giá trị tập trung hỗ trợ và hướng dẫn nông dân kết nối với thị trường. Các tiến bộ kỹ thuật và nhiều giống mới đang được thử nghiệm để áp dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng các mô hình này trong tương lai, bởi đây là mô hình mới trong nông nghiệp thời kỳ hội nhập và thực sự đã phát huy hiệu quả”./.
Khánh Linh