Doanh nghiệp ‘hiến kế’ tiêu thụ nông sản hiệu quả Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể Thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước |
Sáng 4/9,úcđẩyliênkếtpháttriểnthươngmạiđiệntửởTâyNguyêrio ave đấu với benfica tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Hồng Phong) |
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền; cùng 200 đại biểu là lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố; Các doanh nghiệp công nghệ; Các Hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo…
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh vai trò quan trọng của thương mại điện tử. (Ảnh: Hồng Phong) |
Theo Cục trưởng Lê Hoàng Oanh, trong bức tranh tổng thể về kinh tế Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới”.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đưa hàng Việt vươn tầm thế giới.
Nhận định về khu vực Tây Nguyên, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh, đây là vùng đất có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Bana, Ê đê, Gia Rai, K’ho, M’Nông… Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng nhưng tổng thể vẫn có sự thống nhất và hòa hợp với nhau. Từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên luôn chung sức xây dựng và phát triển quê hương, từng bước kết nối các vùng miền trên cả nước.
Triển khai Nghị quyết số 23 (năm 2022) của Bộ Chính trị định hướng phát triển vùng Tây Nguyên nhanh và bền vững, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế số hiện nay.
Tuy nhiên, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh nhận định, với những hạn chế về cơ sở vật chất, hạ tầng logistics, nguồn nhân lực chất lượng cao và thói quen tiêu dùng của người dân… thương mại điện tử tại Gia Lai nói riêng, các tỉnh vùng Tây Nguyên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, liên kết nội vùng tại Tây Nguyên cũng còn hạn chế do đầu tư thiếu đồng bộ dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng.
Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai nói về thương mại điện tử ở khu vực Tây Nguyên. (Ảnh: Hồng Phong) |
Chính vì vậy, “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên” với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ các tỉnh vùng Tây Nguyên nâng cao năng lực triển khai Đề án phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, hướng tới phát triển thương mại bền vững; Thúc đẩy các hạ tầng dịch vụ phát triển, có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiêu thụ rộng lớn; Thu hẹp khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng và của cả nước.
Cục trưởng Lê Hoàng Oanh tin tưởng, với sự sâu sát, quan tâm của chính quyền các tỉnh, cùng sự đồng hành của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các doanh nghiệp vận hành dịch vụ thương mại điện tử; doanh nghiệp công nghệ… thời gian tới, các sản phẩm đặc trưng của Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên sẽ hiện diện ngày càng phổ biến trên các sàn thương mại điện tử. Với sự thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử, Tây Nguyên sẽ ngày càng phát triển, vươn tầm xu thế hội nhập.