88Point

Hải quan TP.HCM tổ chức Hội thao chào mừng 42 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcMít tinh, bxh azerbaijan

【bxh azerbaijan】Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, nhớ lời Di chúc của Người

ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoiHải quan TP.HCM tổ chức Hội thao chào mừng 42 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoiMít tinh, diễu binh, diễu hành kỉ niệm 40 năm thống nhất đất nước
ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoiHát trên đường thống nhất đất nước
ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoiTP.HCM kỷ niệm 38 năm ngày thống nhất đất nước
ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoiKỉ niệm 37 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
ky niem ngay thong nhat dat nuoc nho loi di chuc cua nguoi
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.Nhớ lại ngày 15/5/1965, khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra lời tiên tri - cũng là lời khẳng định kiên quyết:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi”. Trong lần sửa lại cuối cùng, ngày 10/5/1969, Người lại viết: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn”.

Từ ngày đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Cái nhìn lạc quan đó phản ánh trí tuệ sáng suốt, kinh nghiệm dày dạn của một nhà cách mạng lão thành tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch của nhân dân, vào sự chiến thắng tất yếu của chính nghĩa, nhân đạo, của những giá trị cao quý của phẩm giá con người trước chiến tranh phi nghĩa bạo tàn. Những điều Người dự đoán về bước phát triển của cách mạng Việt Nam đã được lịch sử xác nhận hoàn toàn chính xác. Năm 1966, giữa lúc bom Mỹ rơi, từ Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm và lẽ sống của dân tộc Việt Nam tóm tắt trong một dòng nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Người đúc kết điều đó như một chân lý lịch sử. Cả dân tộc Việt Nam theo lẽ sống đó đã chiến đấu kiên cường với sự hy sinh to lớn để chống lại những thế lực bạo tàn với tiềm lực quân sự hùng mạnh. Lẽ sống bất khuất và chính nghĩa đó đã nhận được sự ủng hộ của cả nhân loại tiến bộ. Với ý chí bất khuất, kiên cường, yêu độc lập tự do, chúng ta dám đánh, quyết đánh và đã tìm ra những cách đánh sáng tạo, biết đánh và biết thắng. Vượt qua mọi toan tính chiến lược và sách lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, xu thế chiến thắng giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước của quân và dân hai miền Nam - Bắc Việt Nam là tất yếu trong sự suy yếu cả về thế và lực của Mỹ và chính quyền Sài Gòn tay sai trên cả chính trường và chiến trường.

2. Chặng đường 21 năm đấu tranh thống nhất đất nước giữa thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam là một trong những thử thách lịch sử lớn nhất, ác liệt nhất, nhiều hy sinh nhất. Mốc lịch sử 30/4/1975 đánh dấu thắng lợi của ý chí độc lập tự do, của tinh thần dân tộc thống nhất không thể chia cắt của nhân dân Việt Nam. Đó là dấu khép lại của một thời khói lửa chiến tranh và cũng là dấu mốc mở ra một thời đại mới của dân tộc Việt Nam - thời đại hòa bình, thống nhất, xây dựng đất nước. Chiến tranh đã đi qua, đất nước Việt Nam trở lại bình yên. Nhân dân Việt Nam nỗ lực xây dựng “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” như Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bản thảo Di chúc ngày 15/5/1965, Người viết:

“Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Trong lần sửa lại tháng 5/1968, Người nhấn mạnh lại và cụ thể hơn: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm” (Di chúc). Mỗi việc trong Di chúc, Người “chỉ nói vắn tắt” nhưng nổi rõ những định hướng chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của đất nước sau chiến tranh, để mong muốn cuối cùng của Người trở thành hiện thực: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Trong yêu cầu của Người: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” bao hàm ý nghĩa nâng cao đời sống của nhân dân một cách toàn diện, cả về vật chất (phát triển kinh tế), cả về tinh thần (phát triển văn hoá). Một lần nữa - lần cuối cùng - với thiên tài của mình, Hồ Chí Minh đã tiên liệu cho chúng ta về những thuận lợi, khó khăn và cả những sai lầm, khuyết điểm có thể mắc phải khi cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.

*

* *

Sau 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã đạt được những kết quả tốt trong nhiều công việc: Xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống của nhân dân, mở cửa hội nhập và phát triển về mọi mặt, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới... Có những việc chúng ta còn phải tiếp tục cố gắng hoàn thành: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, dân chủ hoá và thể chế hoá các hoạt động xã hội, phòng chống để đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và những tệ nạn xã hội...

Cùng với việc kỷ niệm ngày thống nhất non sông, chúng ta đọc lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhìn rõ hơn nữa những định hướng Người đã chỉ cho chúng ta trong sự nghiệp chấn hưng và phát triển đất nước hôm nay, để thực hiện tốt hơn những điều Người mong cho dân, cho nước.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap