Thị trường lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu sôi động trở lại khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn gạo được khởi động từ ngày 10/7.
Tại An Giang,ịtrườnglagạoĐBSCLsiđộngtrởlạket quac1 giá lúa IR 50404 tươi được thương lái mua tại ruộng với giá 4.350 - 4.400 đồng/kg và lúa khô 5.000 - 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 100 - 150 đồng/kg so với mức giá cách đây 1 tuần.
Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, giá lúa tăng 50 - 100 đồng/kg lên mức giá 4.300 - 4.350 đồng/kg đối với IR 50404 tươi và 5.000 - 5.100 đồng/kg đối với lúa IR 50404 khô.
Hiện giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang được các doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa giao dịch với mức giá 6.700 - 6.750 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của giống IR 50404; 7.800 - 7.950 đồng/kg đối với gạo thành phẩm của giống IR 50404 và 8.000 - 8.200 đồng/kg đối với gạo thành phẩm của các giống lúa hạt dài, tăng khoảng 50 - 100 đồng/kg so với mức giá hồi tuần trước.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An, chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo tại Cần Thơ, cho biết giá lúa gạo trong nước tăng nhẹ trở lại, một phần do tác động bởi chính sách mua tạm trữ 500.000 tấn gạo và do thời gian gần đây có một lượng lớn gạo được bán sang Campuchia.
Tính đến ngày 11/7, giá gạo xuất khẩu Việt Nam loại 25% tấm giá FOB tại Cảng Sài Gòn là 375-380 USD/tấn, tăng so với mức 370-375 USD/tấn vào tuần trước. Giá gạo loại 5% tấm không đổi ở mức 410-415 USD/tấn. Tại khu vực ĐBSCL, giá thóc vụ Hè Thu, loại chủ yếu dùng để chế biến ra gạo phẩm cấp thấp, bao gồm loại 15% và 25% tấm, tăng 100-150 đồng/kg.
Dù giá lúa gạo đã tăng trở lại nhưng với giá bán như hiện nay, người trồng lúa rất khó thu được mức lãi 30% như mục tiêu của chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn gạo.
Nguồn Chinhphu.vn