Theầnthayđổicơcấutínhthuếđốivớithuốclátãiiuo ông, hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá tính theo tỷ lệ phần trăm, được tính trên giá xuất xưởng. Đây là điểm yếu lớn, bởi vì nhìn tỷ lệ thuế khá cao nhưng nếu giá xuất xưởng thấp thì số thuế thực sự thu được trên 1 bao thuốc lá không cao. Do đó cần bổ sung mức thuế tuyệt đối.
PV: Kinh tế học về kiểm soát thuốc lá có vẻ là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Xin ông có thể khái quát một chút về khái niệm này?
- Ông Evan Blecher: Kinh tế học về kiểm soát thuốc lá thực ra không mới và ở Việt Nam các nhà kinh tế đã đầu tư vào nghiên cứu về kinh tế học kiểm soát thuốc lá từ 10 năm nay. Đây là những nghiên cứu liên quan đến việc xem xét ảnh hưởng của thuế tới tiêu dùng như thế nào, về kiểm soát thị trường buôn lậu thuốc lá, chính sách thuế cần áp dụng ra sao để đạt được kết quả...
PV: Có ý kiến cho rằng việc tăng thuế TTĐB trong khi chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thuốc lá nhập lậu sẽ không giúp giảm tổng lượng tiêu thụ thuốc lá. Thay vào đó, người hút thuốc sẽ chuyển từ thuốc lá hợp pháp sang thuốc lá lậu; do đó sẽ làm giảm sản lượng thuốc lá sản xuất hợp pháp trong nước và làm tăng mạnh sản lượng thuốc lá nhập lậu. Điều này làm cho Nhà nước không đạt được cả mục tiêu giảm lượng tiêu thụ thuốc lá và tăng thu ngân sách. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Evan Blecher |
- Ông Evan Blecher:Có 3 điểm tôi có thể nói. Thứ nhất là những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt trong cải thiện hệ thống thuế. Ví dụ Việt Nam đã cải thiện hệ thống dán tem thuế, tạo nguồn thu tốt cho Chính phủ, tăng thu ngân sách. Thứ hai là buôn lậu ở Việt Nam rất khác, đó là giá thuốc lá lậu ở Việt Nam không hề rẻ hơn các nước khác. Chúng ta hình dung ở một số quốc gia giá thuốc lá lậu rẻ hơn thì người tiêu dùng có thể chuyển sang hút thuốc lá lậu, nhưng ở Việt Nam lại là câu chuyện khác, người tiêu dùng hút thuốc lá lậu không phải vì giá rẻ mà do nhãn thuốc lá đó. Thứ ba là, khi chúng ta tăng thuế ở Việt Nam sẽ tạo thêm nguồn thu ngân sách, tạo động cơ lớn để Chính phủ cải thiện tốt hơn hệ thống quản lý thuế, tăng nguồn thu.
PV: Ông có thể cho biết một số trường hợp về tăng thuế thuốc lá hiệu quả? Có mối liên hệ giữa tăng thuế thuốc lá và buôn lậu thuốc lá trong các trường hợp này hay không?
- Ông Evan Blecher:Đây là câu hỏi rất thú vị, chúng ta có rất nhiều ví dụ ở một số quốc gia, khi tăng thuế thì tỷ lệ buôn lậu giảm. Ví dụ ở Anh những năm qua đã tăng thuế rất cao nhưng chính phủ áp dụng rất nhiều biện pháp chống buôn lậu. Như vậy thuế tăng cao, tiêu dùng giảm và tỷ lệ buôn lậu giảm.
Tất nhiên chúng ta có thể lấy ví dụ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp hơn. Ở Kenia chính phủ đã làm tốt trong việc thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát buôn lậu và tăng thuế. Như vậy tăng thuế vừa giảm buôn lậu và vừa giảm tiêu dùng.
Trong khu vực Đông Nam Á, có Philippines, vừa tăng thuế vừa cải cách cơ chế tính thuế, bổ sung thuế tuyệt đối để có thuế hỗn hợp, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát buôn lậu. Như vậy là vừa tăng thuế vừa kiểm soát tốt được buôn lậu.
PV: Ông có đánh giá gì về chính sách thuế hiện hành của Việt Nam đối với thuốc lá cũng như thực trạng về buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam?
- Ông Evan Blecher:Điều quan trọng nhất đối với chính sách thuế thuốc lá ở Việt Nam là thay đổi cơ cấu tính thuế. Hiện nay thuế TTĐB đối với thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm, tính trên giá xuất xưởng. Đây là điểm yếu lớn, vì nếu chúng ta nhìn tỷ lệ thuế khá cao nhưng nếu giá xuất xưởng thấp thì số thuế thực sự thu được trên 1 bao thuốc lá lại không cao. Do đó cần bổ sung mức thuế tuyệt đối.
PV: Hiện nay, Bộ Tài chính Việt Nam đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB. Tại dự thảo có đề xuất áp dụng bổ sung thuế tuyệt đối đối với thuốc lá sản xuất trong nước và nhập khẩu, bên cạnh thuế tỷ lệ phần trăm hiện hành. Ý kiến của ông về đề xuất này như thế nào?
- Ông Evan Blecher:Tôi thấy đề xuất của Bộ Tài chính Việt Nam bổ sung thuế tuyệt đối để có thuế hỗn hợp rất tốt, vì thuế tuyệt đối có nhiều ưu điểm. Đó là giúp Chính phủ quản lý tốt hơn nguồn thu và nguồn thu này được duy trì ổn định. Ưu điểm thứ hai của thuế tuyệt đối đó là sẽ tăng giá của dòng sản phẩm cấp thấp. Như vậy, người tiêu dùng khó có khả năng chuyển dịch từ dòng sản phẩm cấp cao sang dòng sản phẩm cấp thấp để “né” các tác động của thuế. Do đó, việc bổ sung thuế tuyệt đối có ưu điểm cả về nguồn thu ngân sách và giảm tiêu dùng, cũng như đảm bảo mục tiêu về y tế.
Ý kiến đóng góp duy nhất của tôi đối với Chính phủ Việt Nam là cải thiện hệ thống tính thuế. 3 lần tăng thuế gần đây của Việt Nam đó là tăng thuế tỷ lệ, các mức tăng thuế tỷ lệ này không tác động đáng kể đến tiêu dùng, do vậy cần phải tăng thuế tuyệt đối. Ý kiến cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng thuế tuyệt đối của Bộ Tài chính Việt Nam bổ sung thuế tuyệt đối vào chính sách thuế.
PV: Xin cảm ơn ông!
MINH ANH (thực hiện)