【unam pumas】Hai năm & nhiều hơn nữa
Ngày 16/1 vừa qua,ămnhiềuhơnnữunam pumas tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á –ATF 2020 tổ chức tại Brunei, thành phố (TP) Huế một lần nữa là một trong ba TP của Việt Nam được trao giải TP Du lịch sạch ASEAN 2020 – một giải thưởng được phát động vào năm 2017 và công bố lần đầu tiên vào năm 2018. Trong khi TP. Huế vẫn giữ nguyên danh hiệu này thì TP. Hội An (Quảng Nam) và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã rơi khỏi bảng tổng sắp, thay vào đó là hai thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Việc công nhận và tôn vinh này cho thấy, những nỗ lực của Huế trong thời gian vừa qua rất hiệu quả, có tính lan tỏa, đạt được sự tham gia tích cực của người dân. Tính tích cực ghi nhận ở đây là đã tạo nên sự thay đổi hành vi, thói quen của người dân trong những ứng xử hàng ngày đối với thiên nhiên, môi trường và điều đó cũng có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa con người với con người. Người ta đã nói về điều này trên nhiều diễn đàn, group khác nhau và bản thân điều đó, đã tạo một hiệu ứng về Huế xanh, Huế sạch; như một chỉ dấu về điểm đến.
Chọn xanh và sạch làm tiêu chí cho phát triển, Huế - xin được hiểu như một phạm vi rộng – đã lấy bền vững và đi đúng vào quỹ đạo căn cốt mà thế giới đang hướng đến. Đó là khi phát triển không chỉ được lượng giá đơn thuần từ sự xuất hiện của các khu chế xuất, khu công nghiệp, các nhà máy và các con số của tốc độ tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn, là môi trường, chất lượng cuộc sống.
Tham khảo công bố từ nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân với con số hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí, thiệt hại 240.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% GDP cả nước mới thấy tổn hại ghê gớm của vấn đề này. Điều này có thể được nhận thức rất rõ khi suốt trong quãng thời gian gần đây, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh liên tục ở mức báo động đỏ, bên cạnh đó là tình trạng “đã vào ngưỡng” ở nhiều địa phương khác do nguồn phát thải lớn tác động vào môi trường. Trong khi đó, TP. Huế luôn được ghi nhận về sự trong lành.
Cần lưu ý rằng, tiêu chuẩn của một TP du lịch sạch theo tiêu chuẩn được ASEAN được tham chiếu dựa trên một loạt các chỉ số đánh giá mức độ bền vững của các TP trong ASEAN, cùng với chất lượng dịch vụ du lịch được cung cấp cho chính các TP đó, cũng như việc xác định các lĩnh vực cần được cải thiện đã được xây dựng. Tăng trưởng do vậy là một tiêu chí, nhưng tăng trưởng phải đảm bảo được tính bền vững, thân thiện với môi trường mới là giá trị đích thực của tăng trưởng.
Thừa Thiên Huế vẫn đang tiếp tục hành trình xây dựng TP di sản, cảnh quan và thân thiện với môi trường. Hành trình đó vẫn đang được bền bỉ thực hiện mỗi ngày. Và như vậy, không chỉ là hai năm mà sẽ nhiều hơn thế, người dân Huế sẽ luôn nỗ lực để xứng đáng là TP Du lịch sạch ASEAN.
NGÂN HẠNH