Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới: Thách thức và cơ hội Gỡ “nút thắt” định giá trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Nhiều “điểm nghẽn” kìm hãm tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Định giá đất theo cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa,àngiảiphápgỡvướngcổphầnhóathoáivốntạidoanhnghiệpnhànướkèo bóng đá hôm nay ngày mai thoái vốn nhà nước |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Văn Hoành - Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính cho biết, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những chủ trương lớn của Đảng, được đặt ra ngay từ khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương và của DNNN.
Gần đây, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế; bảo đảm DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước”.
Với những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khá đầy đủ, đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo khung khổ pháp lý để các DNNN đổi mới tổ chức, triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Phạm Văn Hoành - Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện khung khổ pháp lý để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành, địa phương, các DNNN liên quan đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động, cơ cấu lại DNNN, cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp...
Hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Theo đó, việc cơ cấu lại DNNN thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với việc thực hiện phương án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015. Mặc dù số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19, DNNN đã khẳng định được vị trí then chốt của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Phạm Văn Hoành cũng cho biết nhiều mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt được kết quả như mong muốn. Các kết quả thống kê cho thấy, còn nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa và chưa hoàn thành thoái vốn. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn còn cao, chưa đạt mục tiêu thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, DNNN nói chung vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với nguồn lực được giao, vẫn còn nhiều DNNN chưa thực sự đổi mới căn bản về quản trị doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, hoạt động sản xuất - kinh doanh, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất - kinh doanh để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
Việc công khai minh bạch tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh còn hạn chế; vẫn còn có DNNN và lãnh đạo DNNN thiếu bản lĩnh, có hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động. Việc xử lý các tồn tại, yếu kém của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn chưa dứt điểm, triệt để...
Trong bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều biến động khó lường… dự báo tác động nhiều mặt đến năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng, để thúc đẩy DNNN phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình, thực sự là “lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước”, chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN của Đảng, Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định, gần đây nhất là tại Đề án "Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025" ban hành cùng Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Để góp phần đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế-xã hội, việc đánh giá lại các kết quả đạt được, nhận diện những điểm nghẽn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, ông Phạm Văn Hoành cho biết, hội thảo là dịp để các bộ, ban, ngành, địa phương và các chuyên gia, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bàn thảo, trao đổi, phân tích, đánh giá về những kết quả tích cực, những thách thức, rào cản; chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình cổ phần hóa DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Từ đó đóng góp, tham mưu, đề xuất với Chính phủ những giải pháp thiết thực, hiệu quả, khách quan nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, góp phần đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu, chủ trương về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN của Đảng và Nhà nước đề ra trong giai đoạn tới.