【kq newcastle jets】Chú thích lại một bức ảnh
Bìa cuốn sách “Thông tấn xã Giải phóng anh hùng”
Tôi lần giở và thú vị khi ở trang 41 của cuốn sách có in hình mấy anh em phóng viên chúng tôi chụp chung với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ tại tiền sảnh Tòa nhà số 5 Lê Lợi - Huế (nay là Khách sạn Azerai La Residence Huế) vào những ngày đầu Huế vừa giải phóng.
Do bức ảnh được chú thích: “Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ với các phóng viên TTXGP” nên có người hỏi tôi,úthíchlạimộtbứcảkq newcastle jets “Anh đã ở TTXGP à?”. Vì có câu hỏi này, tiện đây tôi xin nói rõ, trong ảnh (mời xem ảnh), ngoài anh Trần Tuấn và người đứng cuối cùng bên trái (mà tôi không còn nhớ tên) là phóng viên Thông tấn xã; còn lại (tính từ phải sang) là anh Ngọc Đản (lúc đó là phóng viên quân đội), tôi và anh Ngọc Trung là những phóng viên địa phương được cơ quan cử đi theo Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để ghi hình khi ông thăm Trường Quốc Học, chùa Thiên Mụ và nhiều nơi khác.
Tôi nhớ, trong số phóng viên tác nghiệp dịp đó còn có phóng viên Vũ Mạnh Lập - nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương (nhờ có anh Lập lưu giữ mà tôi được tặng tấm hình các phóng viên chụp chung ở chùa Thiên Mụ). Ông Nguyễn Hữu Thọ thăm Huế, theo ký ức của tôi là vào những ngày đầu tháng 5/1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tại thời điểm đó, Huế vẫn còn duy trì chế độ Quân quản. An ninh còn mặc áo bộ đội. Huế vẫn còn 3 quận: Thành Nội, Tả Ngạn và Hữu Ngạn với các khu phố trực thuộc, ví như UBND cách mạng khu phố Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh…; các trường học đang duy trì ban điều hành, như Trường Quốc Học lúc ông Nguyễn Hữu Thọ viếng thăm do anh Nguyễn Văn Bổn (tức nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ) phụ trách.
Tòa nhà số 5 Lê Lợi - Huế là nơi dành để đón các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… thăm Huế sau ngày được giải phóng. Gần 46 năm, lớp phóng viên chúng tôi đầu xấp xỉ tuổi 70, có người như anh Hoàng Ngọc Trung ở Báo Thừa Thiên Huế đã qua đời. Phóng viên Trần Tuấn sau thời gian thường trú ở Huế được rút về tổng xã ở Hà Nội nay trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh; còn anh Ngọc Đản sau thời gian công tác ở Báo Nhân Dân, trước khi nghỉ hưu là Tổng Biên tập Tạp chí VTV. Ngoài có được bức ảnh quý, cuốn sách còn cung cấp cho người đọc những thông tin giá trị lịch sử hình thành TTXGP.
Trong ảnh (từ phải sang): Ngọc Đản, Hữu Thu, LS. Nguyễn Hữu Thọ, Trần Tuấn và người không nhớ tên
Cuốn sách còn cho biết: TTX Trị-Thiên được thành lập giữa năm 1965 sau khi Trị-Thiên tách khỏi Khu V. Lúc đầu TTX Trị-Thiên có 2 đơn vị là Phân xã Dân chính và Phân xã Quân đội. Phân xã Dân chính gồm: Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Thanh Phong, Phạm Tuân, Đặng Đình Loan, Đoàn Phương Nguyên, Nghiêm Sĩ Thái. Phân xã Quân đội có: Trần Doãn Yến, Xuân Ngôn, Võ Phi Sáu. Đến giữa năm 1968, phân xã được bổ sung: Đoàn Dũng, Võ Văn Thái, Phan Sâm, Phạm Vũ Bình và Thanh.
Năm 1971, 2 đơn vị này sáp nhập thành 1 phân xã do Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị-Thiên Hồ Tú Nam phụ trách và 2 phó phân xã là: Nguyễn Đình Thuyên, Đoàn Dũng.
Đến năm 1972 Phân xã Trị -Thiên được tách thành 3 phân xã: Quân đội, Quảng Trị và Thừa Thiên. Riêng Phân xã Thừa Thiên do nhà báo Nghiêm Sĩ Thái phụ trách; lúc này bổ sung: Khiếu Đăng Dụ, Phạm Hồng Hóa, Nguyễn Viết Sinh, Trần Đình Bình. Ngoài 3 phóng viên Phạm Tuân, Phạm Vũ Bình và Thanh đã hy sinh trong chiến tranh, còn có những người còn hoạt động như một chiến sĩ, điển hình là phóng viên Đặng Đình Loan (quê Phong Điền).
Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968 tại Mặt trận Huế, anh được giao nhiệm vụ cùng anh em bắc loa trên nóc trường Đồng Khánh hướng về phía nhà lao Thừa Phủ thông báo tin chiến sự, tuyên truyền chính sách nhân đạo của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, kêu gọi anh em binh lính bỏ súng về với Nhân dân. Đồng thời, động viên anh chị em đang bị địch giam giữ siết chặt hàng ngũ chờ thời cơ đứng lên phá gông cùm tự giải phóng cho mình, làm công tác binh vận, nắm tình hình, góp phần cùng bộ đội giải phóng hàng nghìn tù nhân, trong đó có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam.
Đánh giá về đội ngũ phóng viên Phân xã Trị -Thiên trong chiến tranh, trang 26 cuốn sách viết: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trị - Thiên là một chiến trường đầy gian khổ, khốc liệt. Có lúc, Mỹ đã tập trung nhiều sư đoàn thiện chiến nhất cày nát cả dải đất hẹp. Cũng như các chiến sĩ, các phóng viên Thông tấn xã Trị-Thiên với cây bút và chiếc máy ảnh đã có mặt trên từng mặt trận lớn: Chiến dịch Mậu Thân giải phóng thành phố Huế, chiến dịch A Lưới, đối mặt với 5 sư đoàn tinh nhuệ của Mỹ hàng tháng trời, chiến dịch đường 9-Nam Lào… và cả những lúc cùng với du kích bám làng xóm, nằm hầm bí mật ở vùng địch tạm chiếm…Với nỗ lực của mình, phóng viên Thông tấn xã Trị-Thiên đã góp hàng chục nghìn tin, bài, hàng trăm bức ảnh quý cho kho tàng dữ liệu TTXGP.
Với 264 trang (khổ 25x25 cm), cuốn sách tập hợp hơn 150 bức ảnh tư liệu quý, khái quát chặng đường hơn 15 năm từ khi ra đời, trưởng thành của TTXGP (1960-1976) cùng những dấu mốc lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; chặng đường tiếp bước truyền thống vẻ vang sau khi TTXGP và VNTTX hợp nhất thành TTXVN từ 1976 nay.
Tôi thuộc lớp phóng viên tiếp nối, xin ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của “những người cầm bút, cầm máy song hành” về một giai đoạn của lịch sử.
Bài, ảnh: PHẠM HỮU THU