PV: Công tác tiếp công dân,ửlýdứtđiểmcácvụviệckhiếunạitốcáongaytừcơsởlịch sử đối đầu mu vs mc giải quyết khiếu nại, tố cáo được Bộ Tài chính hết sức quan tâm và chú trọng. Đặc biệt, Bộ Tài chính vừa ra Quyết định 1127/QĐ-BTC về việc ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính. Xin ông cho biết việc triển khai công tác này tại đơn vị?
Ông Phạm Văn Tình |
Ông Phạm Văn Tình: Ngay từ đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng; có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động xử lý và hạn chế thấp nhất các trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, khiếu nại vượt cấp; giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã triển khai kịp thời và nghiêm túc các quy định của Thanh tra Chính phủ để công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của ngành Tài chính đi vào nề nếp bằng việc niêm yết công khai nội quy, lịch tiếp công dân đúng quy định; bố trí cán bộ tiếp công dân có năng lực, phẩm chất đạo đức, am hiểu chuyên môn và pháp luật. Đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đều được xử lý theo đúng trình tự thủ tục và quy định của pháp luật về tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, vào sổ theo dõi, lưu trữ đơn thư, phân cấp giải quyết…
Đặc biệt, ngày 14/6/2022, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1127/QĐ-BTC về Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính (thay thế Quyết định số 2049/Đ-BTC ngày 6/10/2015). Tại quyết định này đã nêu rõ Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Nếu ngày tiếp công dân của Bộ trưởng trùng với ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ thì sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp sau.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Thế Dương |
PV: Xin ông cho biết, trong 6 tháng qua, Bộ Tài chính đã tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo cũng như thực hiện công tác tiếp công dân như thế nào?
Ông Phạm Văn Tình: Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã tiếp nhận 750 đơn khiếu nại, trong đó có 419 đơn thuộc thẩm quyền. Nội dung đơn khiếu nại tập trung chủ yếu liên quan đến việc thu thuế, ấn định thuế không đúng quy định; áp mã hàng hóa nhập khẩu chưa chính xác, đề nghị thanh toán nợ dân…
Về tố cáo, Bộ Tài chính đã tiếp nhận 873 đơn, trong đó có 339 đơn thuộc thẩm quyền. Nội dung đơn tố cáo tập trung chủ yếu vào sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, tuyển dụng, thi đua khen thưởng. Phần lớn đơn tố cáo là đơn trùng lặp, không ghi tên, không có chữ ký, không ghi địa chỉ rõ ràng, nội dung tố cáo chung chung.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tổ chức tiếp công dân tại trụ sở 150 lượt với 257 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Nội dung công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chủ yếu về việc thu thuế, ấn định thuế không đúng quy định; chính sách về đền bù giải tỏa đất đai, đề nghị được thanh toán trái phiếu do doanh nghiệp phát hành,…
PV: Vậy tình trạng khiếu nại, tố cáo xuất phát từ các nguyên nhân nào, thưa ông?
Ông Phạm Văn Tình: Trong kỳ báo cáo phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại của công dân, tập trung vào lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm.
Đơn cử như trong lĩnh vực thuế, một số người nộp thuế chưa có ý thức cao trong việc quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp luật về thuế; khi có sự thay đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới, mặc dù cơ quan thuế có tổ chức tập huấn nhưng người nộp thuế chưa tham gia đầy đủ hoặc có tham gia nhưng chưa tập trung tiếp thu hết nội dung được tập huấn. Từ đó, dẫn đến thực hiện sai quy định của pháp luật về thuế (như vi phạm trong thực hiện kê khai thuế do không nắm rõ quy định của pháp luật…). Khi cơ quan thuế phát hiện xử lý thì gửi đơn thư khiếu nại. Có tình trạng gửi đơn tố cáo không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức.
Kiến nghị quy định việc ủy quyền tiếp công dân của người đứng đầuQua công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ Tài chính đang kiến nghị Thanh tra Chính phủ: Nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định điều kiện xem xét lại đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại về hành chính đã có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu khởi kiện ra tòa án nhân dân nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định việc ủy quyền tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật có quy định và có chế tài cụ thể đối với việc xử lý hành vi vi phạm của người tố cáo để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là người tố cáo sai sự thật, những người lợi dụng tố cáo để gây mất ổn định tình hình xã hội. |
Trong lĩnh vực hải quan, một số doanh nghiệp chưa nắm bắt hết hoặc chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến xuất, nhập khẩu nên chấp hành chưa tốt dẫn đến bị xử lý vi phạm hành chính. Sau khi bị xử phạt, một số doanh nghiệp chưa đồng tình với quyết định xử phạt nên khiếu nại. Cơ quan hải quan đã tiến hành đối thoại, giải quyết, có vụ việc giải quyết khiếu nại lần 2 doanh nghiệp mới thỏa mãn, thống nhất với quyết định xử phạt.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, với số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán ngày càng nhiều trong khi còn hạn chế kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán dễ dẫn đến sai phạm và gây ra các vụ việc khiếu tố, tranh chấp…
PV: Để công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài chính ngày càng mang lại hiệu quả cao, phương hướng, nhiệm vụ cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm là gì, thưa ông?
Ông Phạm Văn Tình: Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và tập huấn cho cán bộ, công chức ngành Tài chính (Thuế, Hải quan, Dự trữ, Kho bạc Nhà nước…) pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, chú trọng việc tuyên truyền các thông tư mới do Thanh tra Chính phủ ban hành trong năm 2021. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tăng cường giám sát, kiểm tra, tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ cơ sở, nơi phát sinh vụ viêc; không để đơn thư tồn đọng, kéo dài hoặc khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Đặc biệt, Bộ Tài chính nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và hoàn thiện thể chế lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Tài chính.
PV:Xin cảm ơn ông!
Sửa đổi quy định để hạn chế những vướng mắc phát sinhTheo ông Phạm Văn Tình, nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo ngoài một số lĩnh vực thường xuyên phát sinh như: Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, các vụ việc liên quan đến lĩnh vực thuế, thanh toán nợ dân trong kháng chiến…, dự báo có thể còn phát sinh thêm đơn thư liên quan đến các lĩnh vực nóng như chứng khoán và bảo hiểm. Do đó, Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành. Đồng thời, cũng sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán và một số nội dung liên quan. |