Theỉtiusốxphấnđấuđạtchuẩnnngthnmớkqbd hang 2 han quoco chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đề xuất trong tháng 8/2012 về mức chỉ tiêu tối thiểu số xã phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015 cho từng địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhất là khả năng huy động nguồn lực tại chỗ.
Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương đăng ký chỉ tiêu cùng với danh mục cụ thể các xã phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015, không thấp hơn chỉ tiêu tối thiểu.
Từ kết quả hằng năm về chỉ tiêu đã đăng ký, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất cơ chế khen thưởng bằng hình thức tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương làm tốt.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu từ năm 2012, các cấp ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) phải ưu tiên cân đối chi ngân sách hàng năm cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đảm bảo ổn định trong kế hoạch hàng năm (trước mắt là giai đoạn 2013 - 2015) và không phụ thuộc vào nguồn vượt thu.
Hơn 2.000 xã đăng ký phấn đấu đạt nông thôn mới đến năm 2015. Ảnh: theo chinhphu.vn |
Theo thông tin Ban chỉ đạo chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến tháng 5/2012, các tỉnh/thành phố đã lựa chọn được 2.123 xã, chiếm 26% tổng số xã đăng ký phấn đấu đạt nông thôn mới đến năm 2015, chiếm 26% tổng số xã trên cả nước.
Trong đó, 6 tỉnh gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có số xã đăng ký đạt trên 50%; 4 địa phương là: Hà Nội, Nam Định, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh có số xã đăng ký từ 30% đến 50%; 44 tỉnh/thành phố có số xã đăng ký 20% - 30%; 9 tỉnh gồm: Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Giang, Nghệ An, Đồng Tháp, Trà Vinh có số xã đăng ký dưới 20%.
Đáng chú ý, nhiều tỉnh thuộc diện khó khăn nhưng cũng đăng ký phấn đấu đạt tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khá cao như: tỉnh Sơn La (29%), Quảng Bình (29%), Đắk Lắk (27%), Cà Mau (29%)…
Đến nay, đã có khoảng 60% tổng số xã trên cả nước hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 7 tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc phê duyệt quy hoạch chung gồm có Nam Định, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An.
3 tỉnh là Vĩnh Phúc, Thái Bình, An Giang đã cơ bản hoàn thành cả quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương nội đồng, thực hiện phân vùng sản xuất nông nghiệp gắn với dồn điền đổi thửa.
Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng đồng, dần hình thành các phong trào ở khu dân cư về xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương hoặc dồn điền đổi thửa, thúc đẩy cơ giới hóa…
Nguồn: Chinhphu.vn