88Point

Cần đầu tư thích đáng để hình thành nền tảng cho quá trình trở thành trở thành trung tâm chế tạo mới nhận định trận hàn quốc

【nhận định trận hàn quốc】Làm gì trước ngưỡng cửa trung tâm chế tạo mới của thế giới?

lam gi truoc nguong cua trung tam che tao moi cua the gioi

Cần đầu tư thích đáng để hình thành nền tảng cho quá trình trở thành trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới. (Ảnh: TRẦN VIỆT)

Nhiều lợi thế

Năm 2015 vừa qua, Việt Nam được nhắc tới rất nhiều với khả năng trở thành một điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của các trung tâm chế biến, chế tạo và có thể trở thành một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới trong vòng 20 năm tới. Vì vậy, việc nhận diện đúng xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực, đề xuất các giải pháp toàn diện và đồng bộ cho mục tiêu phát triển Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới là rất quan trọng.

Có thể nói, Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh khá lớn so với các nước trong khu vực khi sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào với khá nhiều dự án sản xuất nguyên liệu lớn đã và đang được triển khai như dự án luyện thép Formosa công suất 7,5 triệu tấn/năm, dự án luyện cán thép Nghi Sơn 7,2 triệu tấn/năm. Nguồn nhân lực trẻ, lực lượng lao động chuyên môn được đào tạo tăng đều qua các năm, nguồn điện có công suất dự phòng lên tới 30%, môi trường an ninh chính trị ổn định, có vị trí địa chính trị quan trọng và nằm trong khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng cao của thế giới... là những lợi thế của Việt Nam không thể không nhắc tới.

Bên cạnh đó, theo TS. Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc TPP được ký kết cũng tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút đầu tư từ các nước trong và ngoài TPP, trong đó có đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong một diễn biến khác, xu thế dịch chuyển làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á cũng đã diễn ra gần đây. 60% DN Nhật Bản được hỏi cho biết sẽ chuyển dòng vốn đầu tư từ các nước châu Á sang Việt Nam trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh những thế mạnh, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và đó sẽ là những rào cản lớn cho Việt Nam trên con đường phấn đấu đạt mục tiêu trở thành một trung tâm chế tạo mới của thế giới. Theo Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Việt Nam vẫn đang gắn liền với năng lực cạnh tranh trung bình, chi phí lao động thấp, công nghiệp thâm dụng lao động, giá trị tạo ra trong nước, giá trị gia tăng XK thấp, chất lượng nhân công kỹ thuật và năng suất lao động chưa cao, thiếu hụt thợ kỹ thuật có tay nghề cao, các ngành công nghiệp linh kiện, phụ tùng và vật liệu còn nhiều hạn chế, chưa có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN Việt hiện chủ yếu đóng vai trò nhà cung ứng phụ chứ chưa đủ sức trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các tập đoàn đa quốc gia... Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy mô nhỏ của các DN Việt Nam đã hạn chế khả năng tham gia vào chuỗi giá trị này của các DN. Theo đó, hiện có khoảng 2% DN Việt là DN lớn, 2% DN có quy mô vừa và khoảng 96% còn lại là các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Cần có nguồn lực đầu tư thích đáng

Trước ngưỡng cửa trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới, câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể biến cơ hội đó thành hiện thực được hay không và muốn vậy ngay từ bây giờ Việt Nam cần làm gì để tạo nền tảng cho tương lai?

Băn khoăn trước những hạn chế nội tại của nền công nghiệp nói chung, ngành cơ khí nói riêng, ông Đào Phan Long, Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam đánh giá ý tưởng này là rất táo bạo. Dưới góc độ của ngành cơ khí, ông Long cho rằng, cần nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hoàn cảnh hiện tại, tiềm lực tài chính, trình độ nhân lực, tài nguyên, thị trường... những năm tới của Việt Nam so với giai đoạn trước như thế nào. Thực tế cho thấy gần đây trong lĩnh vực chế tạo, Việt Nam đã ngày càng là bến đỗ của các nhà đầu tư từ các nước phát triển và với việc ký kết hàng loạt FTA, điều này sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, theo ông Long, việc Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới theo kiểu này chắc chắn không khó bằng việc Việt Nam “có đủ nội lực” để tham gia “cuộc chơi chế tạo” quốc tế. Theo đó, ông Long cho rằng các cơ quan có trách nhiệm cần nghiên cứu sâu và theo thông lệ quốc tế mới có thể giúp Chính phủ đưa ra hệ thống chính sách kêu gọi đầu tư quốc tế để xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới.

Về những giải pháp để đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo mới của thế giới, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, trong ngắn hạn cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời tận dụng các cơ hội do các FTA thế hệ mới như TPP, Việt Nam – EU... mang lại nhằm thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Về dài hạn, khi ngành công nghiệp này phát triển đến một trình độ nhất định thì sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư mạnh mẽ các dự án lớn công nghiệp chế tạo vào Việt Nam. Đồng thời, cần tập trung đầu tư phát triển nhóm ngành cơ khí luyện kim, ngành điện tử, công nghệ thông tin, ngành dệt may da giày, khai thác chế biến khoáng sản... Đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục phát triển nguồn nhân lực và tập trung vốn Nhà nước cho các hoạt động khoa học công nghệ, huy động tối đa nguồn vốn kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là vốn FDI cho các dự án lớn, tăng cường tận dụng lợi thế so sánh để thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào công nghiệp chế tạo. Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp đã được phê duyệt đến năm 2020, nếu được đầu tư nguồn lực thích đáng, Việt Nam sẽ hình thành được nền tảng cho quá trình trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap