(BDO) Thời gian qua,ậnthứcđúngtầmquantrọngcủađềánPhụcvụmạnhmẽcôngtácchuyểnđổisốtrận đấu hokkaido consadole sapporo Tổ công tác của đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể và tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân. Tiến độ thực hiện Đề án 06 góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và phục vụ người dân tiện ích, nhanh chóng, hiệu quả.
Toàn tỉnh đã trang bị 26 Tổ máy thu nhập hồ sơ thẻ CCCD, cấp mã định danh điện tử trong chiến dịch cao điểm 45 ngày đêm hoàn thiện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh
Đưa tiện ích đến với người dân
Quá trình thực hiện Đề án 06, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến địa phương đã tổ chức triển khai tuyên truyền sâu rộng, đồng bộ, toàn diện bằng nhiều hình thức khác nhau để truyền tải các nội dung của đề án đến cán bộ, công chức, đảng viên, doanh nghiệp và người dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất. Trong đó đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp, người dân thực hiện sử dụng dịch vụ công (DVC). Qua đó, nhiều nhóm tiện ích triển khai thực hiện DVC đến gần với đời sống người dân.
Thượng tá Nguyễn Văn Lược, Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an tỉnh, cho biết: “Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai gần 1.200 DVC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cấp tỉnh, huyện, xã. Số lượng tài khoản được tạo mới trên Cổng DVC Quốc gia, Cổng DVC tỉnh thay đổi mạnh theo từng năm. Cụ thể trong năm 2021 có gần 5.000 tài khoản, đến đầu tháng 11-2022 có hơn 73.200 tài khoản. Dự kiến trong tháng 11-2022, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai thí điểm Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương trên cơ sở hợp nhất Cổng DVC trực tuyến của tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin cá nhân, tổ chức tham gia nộp hồ sơ trực tuyến”.
Đề cập đến 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06, thượng tá Nguyễn Văn Lược cho biết hiện Công an tỉnh đã triển khai 11/11 DVC. Cụ thể, Phòng PC06 thực hiện 8/8 dịch vụ, như: Đăng ký thường trú có 1.565 hồ sơ, đăng ký tạm trú có hơn 25.270 hồ sơ, khai báo tạm vắng có gần 30 hồ sơ, thông báo lưu trú gần 83.360 hồ sơ, xác nhận số chứng minh nhân dân khi đã được cấp căn cước công dân (CCCD) có gần 80 hồ sơ, cấp và đổi thẻ CCCD có hơn 730 hồ sơ… Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh đã thực hiện cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông với 21.890 hồ sơ. Đối với các sở, ban, ngành đã triển khai được 13/14 loại thủ tục hành chính. Nổi bật có Sở Tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp cho hơn 8.260 hồ sơ (mức độ 3, mức độ 4); UBND cấp huyện và UBND cấp xã thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến mức độ 3 với hàng ngàn hồ sơ liên quan đến đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử…
“Nhiệm vụ hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu dữ liệu dân cư đang được Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Bình Dương nỗ lực thực hiện. Trong ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD, tính đến ngày 7-11-2022, toàn tỉnh có gần 1,3 triệu thẻ CCCD được tích hợp với thẻ bảo hiểm y tế. Với vai trò là Thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai Đề án 06; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiệu quả, bảo đảm đúng các yêu cầu về an ninh, an toàn thông tin theo quy định. Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai thí điểm ứng dụng Chính quyền số Bình Dương nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của tỉnh”, thượng tá Lược thông tin thêm.
Kịp thời tháo gỡ vướng mắc
Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số cộng đồng theo Đề án 06, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đến nay có gần 600 Tổ công nghệ số với tổng gần 3.000 thành viên thực hiện các nội dung, như: Thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số như VNeID, Viettel VNPT money, money, VNPT money, Sàn thương mại Voso, địa chỉ số trên môi trường mạng xã hội… Tuy nhiên, các Tổ công nghệ số cộng đồng mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng rộng rãi các DVC.
Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng DVC trực tuyến còn thấp so với nộp hồ sơ trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu do người dân còn chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng DVC trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia mà chủ yếu nộp hồ sơ trực tiếp và trực tuyến thông qua trang web của các sở, ngành. Số lượng tài khoản đăng ký trên Cổng DVC còn thấp, do các yêu cầu phải sử dụng số điện thoại chính chủ nên gây khó khăn trong đăng ký tài khoản DVC. Một số DVC người dân chưa am hiểu, khó thực hiện trên nền tảng thiết bị điện thoại di động…
Một trong những nội dung quan trọng khi thực hiện việc chuyển đổi số nhằm đẩy nhanh tiến độ Đề án 06 là vấn đề hạ tầng, an ninh an toàn. Đại diện Công an tỉnh cho biết hệ thống kỹ thuật, hệ thống phần mềm của Bình Dương tồn tại một số hạn chế. Đến nay các hạn chế này đã khắc phục xong nhưng việc kết nối, chia sẻ của một số bộ, ngành còn chậm với lộ trình Đề án 06 nên ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian triển khai một số DVC trên địa bàn tỉnh...
Trong khi đó lãnh đạo một số sở, ngành cho rằng nguồn nhân lực ở các sở, ngành, các địa phương, nhất là nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin thiếu về số lượng; chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thậm chí một số cán bộ, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở chưa thật sự thấy tầm quan trọng của Đề án 06, đa phần vẫn còn quen với việc thực hiện theo phương pháp truyền thống, theo “nếp cũ” nên khó khăn trong thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp làm việc, hướng dẫn cho người dân thực hiện các thao tác trên nền tảng công nghệ. Ứng dụng “VNeID” phát sinh các lỗi trong quá trình người dân sử dụng. Đây là một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh cần các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
HƯNG PHƯỚC