88Point

Ngày 8/5/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (C số liệu thống kê về central coast mariners gặp melbourne victory

【số liệu thống kê về central coast mariners gặp melbourne victory】Nới room ngoại: Cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị, bộ, ngành

Ngày 8/5/2019,ớiroomngoạiCầnsựvàocuộccủanhiềuđơnvịbộngàsố liệu thống kê về central coast mariners gặp melbourne victory Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam".

Doanh nghiệp có tỷ lệ room ngoại cao còn quá khiêm tốn

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt Hà - Ủy viên chuyên trách HĐQT, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, trong 376 công ty niêm yết trên sở, hiện nay chỉ có 25 doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) mở 100%, 3 công ty mở room 51%-70%, 317 công ty giữ nguyên tỷ lệ 49%, 8 công ty có room 30%, 23 công ty hạn chế bớt sở hữu nước ngoài tại công ty (dưới 49%).

Mặc dù vậy, đại diện HOSE cho rằng, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam rất lớn. Hiện nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đang nắm giữ 24,6% giá trị giao dịch tại VN-Index, tương đương khoảng 31 tỷ USD và 27,35% trong rổ VN30.

Cũng theo thông tin từ bà Việt Hà, hiện HOSE đang nghiên cứu hai sản phẩm để tăng sự tiếp cận của NĐTNN là cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) và cũng đã đề xuất lên UBCKNN để đưa vào dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi.

nới room ngoại
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: DT.

Còn theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc đầu tư, Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, hiện nay tổng vốn hoá TTCK Việt Nam khoảng 145 tỷ USD thì NĐTNN đang sở hữu 35 tỷ USD và giá trị nắm giữ tính theo room còn lại khoảng 18 tỷ USD. Tuy nhiên thực tế cho thấy một nửa room còn lại của thị trường đang nằm ở 5 công ty lớn, còn lại 751 công ty đang niêm yết thì room nước ngoài 8,5 tỷ USD. Như vậy, trung bình room nước ngoài tại các công ty này chỉ là 11 triệu USD/công ty – đây là con số khá thấp.

Cần xem "nới room" là việc chung của nhiều bên liên quan

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, UBCKNN và CIEM đang xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, mục tiêu xây dựng chính sách phải đa dạng hoá công cụ và giúp công ty huy động vốn, giúp Nhà nước cân bằng giữa thuận lợi kinh doanh và an toàn xã hội.

Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cũng cho biết, căn cứ vào Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2025, những năm qua UBCKNN đã nỗ lực xây dựng chính sách để tạo điều kiện thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài (FII), nhằm mục tiêu tăng cường việc tiếp cận vốn trên TTCK.

Theo đó, về quy định liên quan tới room ngoại trên TTCK Việt Nam, Nghị định 60/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành ra đời đã có những bước đột phá lớn trong việc nâng cao sở hữu cho NĐTNN. Đây được coi là một trong số chính sách thay đổi căn bản thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao sự tiếp cận thị trường của các NĐTNN trước bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập thị trường vốn, TTCK nói riêng. Điều đó có tác động tích cực nhất định đến dòng vốn FII vào Việt Nam, góp phần tạo sự bình đẳng cho các NĐTNN và các NĐT trong nước.

Cùng với đó, về thủ tục hành chính trong tiếp cận thị trường vốn cho NĐTNN, bên cạnh quy định về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các công ty đại chúng, các quy định pháp lý hiện hành cũng tiết giảm thủ tục hành chính trong tiếp cận thị trường cho NĐTNN, nhằm thu hút vốn FII. Theo quy định tại Thông tư 123/2018/TT-BTC, tất cả các NĐT cá nhân và tổ chức nước ngoài đều có thể mở tài khoản và đầu tư trên TTCK Việt Nam mà không yêu cầu bất cứ điều kiện năng lực nào. Ngoài ra, kể từ đầu năm 2016, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã áp dụng dịch vụ đăng ký trực tuyến, bảo đảm việc cấp mã số giao dịch trực tuyến trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi dữ liệu đăng ký được thành viên lưu ký nhập vào hệ thống.

Ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm, theo Thông tư 155/2015/TT-BTC đã ghi nhận nguyên tắc khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh, giúp NĐTNN có thể tiếp cận thông tin đối với các công ty đại chúng. Quy chế công bố thông tin của các Sở GDCK cũng đã hướng đến việc các doanh nghiệp chủ động đăng ký lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh. Đây là quy định mang tính định hướng bước đầu cho các thành viên tham gia thị trường, giảm sự chênh lệch so với thị trường khu vực.

Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng, các giải pháp thời gian qua đã và đang góp phần tích cực thu hút dòng vốn FII. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, cơ quan quản lý nhận thấy có một số vướng mắc khi triển khai trên thực tế, dẫn đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.

Ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm, hiện nay UBCKNN đang trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, cơ quan soạn thảo vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách, đặc biệt là chính sách tham gia của NĐTNN trên TTCK Việt Nam.

Chính vì vậy, tại hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, để tăng cường việc tiếp cận thị trường vốn Việt Nam, thì không chỉ là sự nỗ lực của riêng UBCKNN mà còn cần sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị và các bộ, ngành liên quan khác./.

D.T

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap