【tỷ lệ chấp bóng đá hôm nay】Nhiều lợi ích không ngờ, phụ huynh Hà Nội hài lòng với Sữa học đường
Thầy cô giáo tại một điểm trường tiểu học Hà Nội kiểm tra sữa trước giờ xuất sữa cho học sinh |
Đã có 1 triệu học sinh tại các trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội đăng ký tham gia chương trình Sữa học đường. Đây là tín hiệu ấn tượng khi chương trình này chỉ vừa được triển khai. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cho biết con số này sẽ còn tiếp tục tăng vì một số trường ngoài công lập trên địa bàn đến nay mới hiểu hết về tính nhân văn của chương trình và tiến hành tuyên truyền, thông báo để cho phụ huynh đăng ký.
Hầu hết phụ huynh đều thừa nhận rằng, khi tham gia chương trình, ưu đãi nhân văn đầu tiên mà họ được hưởng đó là sự hỗ trợ về giá. Cụ thể, mỗi hộp sữa học đường được ngân sách Thành phố Hà Nội hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường
Chia sẻ của nhiều phụ huynh tại buổi tọa đàm và trên nhiều diễn đàn dành cho phụ huynh học sinh có con học mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội cũng đều có một tâm trạng chung là “thở phào nhẹ nhõm” khi biết công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk là đơn vị trúng thầu cung ứng sản phẩm sữa học đường. Đồng nghĩa với việc chất lượng sữa luôn được giám sát khắt khe, kiểm duyệt chặt chẽ.
Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TPHà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Đây là đối tượng trẻ em cần nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của phụ huynh để đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng tại trường học. Và Chương trình Sữa học đường đã làm được điều ý nghĩa đó: góp phần hình thành thói quen và sự yêu thích sữa của trẻ với sữa học đường mà không cần bố mẹ phải theo sát để nhắc nhở, chuẩn bị cho con trẻ mỗi ngày. Dù vậy, bố mẹ vẫn là người được giám sát việc thực hiện Chương trình Sữa học đường, nhưng công việc này "nhẹ gánh" và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Nội khẳng định, phụ huynh chỉ cần thông báo và đăng ký với bộ phận chức năng của trường con em mình đang học để được thực hiện vai trò giám sát của mình trong tất cả các khâu, từ giao nhận, bảo quản đến khâu tổ chức cho trẻ uống sữa hàng ngày.
Bà Đào Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng trường mầm non Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tâm sự: "Do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con. Một số phụ huynh khác thì băn khoăn liệu trẻ 3 tuổi có uống hết hộp sữa 180ml hay không?..."
Tuy nhiên, khi chương trình sữa học đường được triển khai trên thực tế, phụ huynh đến giám sát, trực tiếp nhiều lần xem con mình uống sữa ở trường và thấy các cháu hào hứng uống hết, phụ huynh cũng rất phấn khởi.
Theo ông Lê Văn Đức - Trưởng Bộ phận Truyền thông Cộng đồng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk chia sẻ, ngoài chất lượng của sữa học đường thì Chương trình còn trang bị thêm cho học sinh ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc hướng dẫn các em gấp gọn hộp sữa sau khi sử dụng và thu gom xử lý rác thải.
Ngoài việc được uống sữa cùng bạn bè thì các học sinh còn được rèn ý thức bảo vệ môi trường từ việc đơn giản nhất: Hộp sữa sau khi uống xong sẽ không vứt ngay vào thùng rác mà sẽ được các bé gấp gọn gàng. "Việc gấp gọn vỏ sữa như một hoạt động thư giãn tập thể, các con rất thích. Tôi đến nhiều trường mầm non, tiểu học hay để ý xem học sinh có vứt vỏ sữa lung tung hay không thì thấy rất mừng là không còn hiện tượng này” – ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ.