Đây là những đánh giá được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ,ĐăngkiểmViệtNamtừngbướcxâydựnglạihìnhảtỷ số các trận đấu đêm nay kế hoạch năm 2015 của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức chiều 29/1.
Trong đó, công tác kiểm định xe cơ giới đang lưu hành đã được cơ giới hóa, nối mạng thiết bị tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Toàn bộ các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đã trang bị hệ thống camera IP giám sát.
Tính đến ngày 10/1/2015, trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có 133 trung tâm và chi nhánh đăng kiểm xe cơ giới, trong đó có 74 chi nhánh trực thuộc các Sở GTVT hoặc UBND tỉnh, 4 trung tâm trực thuộc Cục và phần còn lại đều đã được xã hội hóa (bao gồm 41 trung tâm của tư nhân và 14 trung tâm được doanh nghiệp tư nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị). Riêng năm 2014 đã có 26 đơn vị đăng kiểm xã hội hóa đang xây dựng và đi vào hoạt động.
Đến hết ngày 31/12/2014, cả nước đã có 1.837.436 xe cơ giới vào kiểm định, số lượt kiểm định năm 2014 đạt trên 2 triệu 400 nghìn lượt. Năm 2014, cả nước đã loại bỏ 118.550 phương tiện xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, trong đó có 77.858 xe chở hàng và 40.692 xe chở người; 16.354 phương tiện hết niên hạn sử dụng, trong đó có 3.234 xe chở người và 13.120 xe chở hàng.
Năm 2014, các trung tâm đăng kiểm đã từ chối kiểm định 408 xe khách do tự ý lắp thêm ghế, thêm giường hoặc cơi nới hầm chở hàng; 431 xe khách kiểm định không đạt do liên quan đến tự ý cải tạo; 801 xe chở khách đã sửa chữa, khôi phục nguyên trạng quay vào kiểm định lại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã đưa vào cảnh báo 1.243 xe do vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ, yêu cầu phải có kết quả xử lý của Thanh tra Giao thông mới được kiểm định. Các đơn vị đăng kiểm đã đưa vào cảnh báo 21.824 xe không đạt tiêu chuẩn, trong đó có trên 5.836 xe do lỗi liên quan đến thùng hàng.
Bên cạnh đó, công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ATGT đường thủy và việc thực hiện chủ trương hài hòa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt và giảm tải cho đường bộ. Cục đã tích cực, nhanh chóng triển khai chuyển cấp cho tàu mang cấp VR-SB để hoạt động tuyến ven biển.
Đối với công tác đăng kiểm công trình biển, năm 2014, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã hoàn thành kiểm tra đóng mới, cấp các giấy chứng nhận 16 công trình biển và đang tiếp tục thực hiện kiểm tra đóng mới 11 dự án; giám sát kỹ thuật 186 công trình biển đang khai thác, trong đó có 80 công trình biển cố định; 80 hệ thống đường ống biển; 7 kho chứa nổi; 10 giàn khoan biển di động; 9 phao neo. Toàn Cục đã kiểm tra 3.190 công trình biển và thiết bị.
Đặc biệt, tỷ lệ tàu biển bị lưu giữ giảm theo đúng mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công đề án của Bộ GTVT đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo Mou vào cuối năm 2014. Chất lượng đăng kiểm tàu biển đã nâng lên rõ rệt.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng ghi nhận chất lượng công tác đăng kiểm đã được nâng lên, hiện tượng tiêu cực đã giảm, từng bước lấy lại được niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam cần tiếp tục thực hiện công tác nâng cao chất lượng phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, tận tâm tận lực với nghề, quyết không để hiện tượng tiêu cực tồn tại.
"Những thành quả của Cục Đăng kiểm mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường đổi mới. Bởi vậy, phải luôn quán triệt tư tưởng, hành động đến từng bộ phận, thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, loại trừ cái xấu để gây dựng lại hình ảnh và tạo lòng tin với người dân bằng ý thức và trách nhiệm của mình", người đứng đầu ngành GTVT nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng lưu ý hoạt động xã hội hóa đăng kiểm cần được nghiên cứu để triển khai đồng bộ trên diện rộng./.
Tin và ảnh: Trí Dũng