【bảng xếp hạng bóng đá azerbaijan】WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây lan nhanh trong mùa hè
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết,ảnhbobệnhđậumakhỉsẽbảng xếp hạng bóng đá azerbaijan vi-rút gây bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 30 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ sẽ lan rộng vào mùa hè này.
Một em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnhtư liệu: REUTERS
Tiến sĩ Rosamund Lewis, chuyên gia phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã thống kê được trên 550 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận ở 30 quốc gia trên thế giới”. Bà Lewis nhận định bệnh đậu mùa khỉ đang cùng lúc bùng phát ở nhiều nơi, trong thời gian tương đối ngắn.
Tuy nhiên, WHO không tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ dẫn đến một đại dịch. WHO đang xem xét liệu xu hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có được coi là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) như với Covid-19 hay Ebola hay không, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn bệnh dịch.
Cùng ngày, Văn phòng WHO tại châu Phi cho biết từ đầu năm tới nay, có 7 quốc gia trong khu vực đã ghi nhận 44 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 1.392 ca nghi mắc. Các ca bệnh được báo cáo từ Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, CHDC Congo, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone. Tổng số ca mắc và nghi mắc trong 5 tháng đầu năm nay thấp hơn khoảng 50% so với năm 2021.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti đã nhấn mạnh rằng, các nước trên thế giới cần hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm của châu Phi. Đây là cách duy nhất để đảm bảo thế giới tăng cường giám sát và hiểu rõ hơn về diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời nâng cao năng lực sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn căn bệnh này lây lan. Bởi lẽ, châu Phi đã thành công trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ và xem đây là bệnh đặc hữu.
Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1970 tại châu Phi và kể từ đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh được báo cáo đều tập trung ở các vùng nông thôn và rừng nhiệt đới. Trong nhiều thập niên, chỉ có một số trường hợp được báo cáo lẻ tẻ. Sau đó, vào năm 2017, đã có một sự gia tăng đột biến với trên 2.800 ca nghi mắc được ghi nhận ở 5 quốc gia. Sự gia tăng này tiếp tục đạt đỉnh vào năm 2020 với trên 6.300 ca nghi mắc, trong đó CHDC Congo chiếm 95% số ca. Con số này sau đó đã giảm vào năm 2021 xuống còn khoảng 3.200 ca nghi mắc.
Cho đến thời điểm này, các chuyên gia y tế cũng khẳng định bệnh đậu mùa khỉ khó lây lan thành dịch giống Covid-19. Tuy nhiên, WHO cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh tại châu Âu và nhiều nơi khác trong mùa hè này.
Theo WHO, châu Âu hiện là “tâm điểm, của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lớn nhất và lan rộng nhất được ghi nhận từ trước đến nay bên ngoài các khu vực Tây và Trung Phi, nơi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu”. Giám đốc của WHO tại khu vực này, ông Hans Kluge cũng đưa ra các bước cần thiết để nhanh chóng điều tra và kiểm soát dịch bệnh. Việc các nước trong thời gian gần đây gỡ bỏ những biện pháp hạn chế đi lại sau đại dịch Covid-19 có thể là một tác nhân khiến bệnh đậu mùa khỉ lây lan.
Mặt khác, những tháng hè, thời điểm diễn ra nhiều hoạt động đi lại, lễ hội hay tiệc tùng và mọi người tụ tập nhiều hơn cũng là tác nhân dẫn đến nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan. Ông Kluge cũng kêu gọi các nước “tăng cường phối hợp và có những cơ chế chia sẻ thông tin, gia tăng giám sát và liên lạc cộng đồng để ngăn chặn thông tin sai lệch phát tán trên mạng hay các nguồn khác, dẫn đến những kết quả tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của WHO là kiềm chế đợt bùng phát hiện nay bằng cách ngăn chặn lây bệnh từ người sang người ở mức tối đa có thể”.
Dù nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ khó lây lan thành dịch, tuy nhiên các quốc gia cần giám sát chặt chẽ và chú trọng ngăn ngừa bằng các giải pháp hữu hiệu là thông điệp được WHO gởi đến toàn thế giới.
HN tổng hợp