【bxh vdqg đan mạch】Nghệ sĩ Tuyết Minh: 'Kiều' hồi sinh Balê Việt

Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du với 3254 câu thơ lục bát không chỉ hấp dẫn về cốt truyện,ệsĩTuyếtMinhKiềuhồisinhBalêViệbxh vdqg đan mạch mà còn được xem là "Đại thành ngôn ngữ" của văn học Việt. Lần đầu tiên, Truyện Kiều được thể hiện bằng ngôn ngữ ballet – nghệ thuật múa kinh điển ở tầm cao và sẽ lên sân khấu Nhà hát Lớn TP.HCM ngày 20/6 và Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 15/8 tới.

Chuyển thể và tổng đạo diễn cho vở Ballet Kiều là biên đạo múa - thạc sĩ Tuyết Minh. Chọn ballet để “kể” Truyện Kiều, biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ lý do rất đơn giản bởi chị ái mộ tuyệt tác nghệ thuật văn chương và muốn gửi lòng tri ân của hậu thế một cách vô cùng tôn kính trước anh linh của đại thi hào Nguyễn Du.

{ keywords}
 Truyện Kiều được thể hiện bằng ngôn ngữ ballet – nghệ thuật múa kinh điển ở tầm cao và sẽ lên sân khấu Nhà hát Lớn TP.HCM và Nhà hát Lớn Hà Nội.

Văn hoá là con đường ngắn nhất kết nối thế giới

- Động lực nào khiến chị muốn dựng Truyện Kiều – niềm tự hào của văn học Việt bằng nghệ thuật múa kinh điển?

Những năm 2003, 2004 khi bắt đầu dựng các vở diễn lớn, những vở đầu tay của tôi là Ballet Carmen, Ballet Don Quyxote, rồi ngay sau đó tôi đã nhìn thấy con đường mà tôi sẽ theo đuổi trong sự nghiệp biên đạo - đó là sáng tạo các vở diễn Việt Nam, mang văn hóa Việt, mang bản sắc Việt. 

Ballet Kiều là một kỳ vọng mà cả Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đều mong muốn sẽ được dàn dựng và công diễn. Hơn 10 năm trước, từng có dự án ballet Kiều được ấp ủ thực hiện nhưng khi ra mắt, vì nhiều lý do nên tác phẩm được dựng ở hình thức thanh xướng kịch.

Năm 2014 sau khi vở múa đương đại “Con tạo xoay” của tôi được giới chuyên môn đánh giá cao và sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng, ở vở diễn này tôi đã tiếp cận được với tư tưởng của Phật giáo và nó đã thay đổi nhân sinh quan của tôi trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật, từ đó tôi quyết tâm lý giải Truyện Kiều bằng ngôn ngữ ballet.

Năm 2017, tôi đã hoàn thành kịch bản, năm 2018 nhận được đặt hàng sáng tác của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, trong năm 2019 chúng tôi đã âm thầm tập hợp ekip và tiến hành chu đáo mọi công tác tổ chức thực hiện để chuẩn bị cho sự ra đời của Ballet Kiều trên sân khấu.

{ keywords}
Nghệ sĩ Tuyết Minh thị phạm cho diễn viên. 

- Khán giả nước ngoài đã quá quen với sự hoành tráng, xa hoa của các vở ballet kinh điển, Ballet Kiều của chị sẽ như thế nào?

Làm nghề, tôi luôn tâm niệm rằng ballet không phải xuất phát từ Việt Nam, chúng ta là người đi học hỏi tinh hóa của thế giới. Giống như một đứa trẻ, khi còn bé thường bắt chước để được làm người lớn, khi trưởng thành bắt đầu biết chọn lọc cái gì hay, cái gì tốt để học hỏi và đến khi đủ lông, đủ cánh chúng thỏa sức sáng tạo để mở rộng không gian.

Nghệ thuật ballet cũng vậy, chúng tôi được học từ nước ngoài đương nhiên có thể dựng lại các phiên bản khác nhau của các vở ballet cổ điển trên thế giới nhưng nhìn về thực lực chúng ta vẫn bị bỏ khá xa lại phía sau bởi sự đầu tư nghiêm túc cả về con người, trình độ, kinh phí cho đến phong cách chuẩn mực và sự tinh tế.

Tôi muốn ballet mang bản sắc Việt, là sáng tạo của người Việt dựa trên những quy chuẩn của loại hình nghệ thuật này. Trong sáng tác và làm việc, tôi luôn hướng tới sự giản dị, vì tôi yêu tác phẩm văn học, nghệ thuật của Việt Nam, tôi yêu cách nghĩ, cách cảm mộc mạc của người Việt.

{ keywords}
Nghệ sĩ Tuyết Minh mong ballet Kiều mang bẳn sắc Việt, sự sáng tạo của người Việt. 

Tôi học ở các vĩ nhân như Bác Hồ, như cụ Nguyễn Du, như Hồ Xuân Hương… tất cả lời lẽ văn chương đều gần gũi, mộc mạc, giản dị vì vậy cách để làm cho khán giả yêu nghệ thuật trước tiên là họ phải hiểu, cho nên phong cách sáng tác của tôi và ekip cùng đồng sáng tạo với tôi là làm sao “thể hiện những thứ phức tạp nhất, quy chuẩn nhất theo cách diễn đạt dản dị, dễ cảm nhất”.

Đối với khán giả nước ngoài, họ đã quá quen với sự hoành tráng, xa hoa của các vở ballet kinh điển. Tôi nghĩ họ sẽ muốn xem ballet Việt Nam có điều gì khác biệt. Và tôi tin họ sẽ có nhiều thứ để thưởng thức từ những đường nét cơ thể, phong cách múa, trang phục mang đậm văn hóa Kinh Bắc, thanh âm của lẩy Kiều, ca trù, hát xẩm được phối khí với dàn nhạc giao hưởng, song tấu giữa Cello và đàn nhị…. đến cách tư duy và chiều sâu tâm hồn văn hóa Á Đông.

Thứ nữa, con đường ngắn nhất để kết nối chính là sự thấu hiểu từ văn hóa, nghệ thuật, Truyện Kiều đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và đã được dịch ra nhất nhiều thứ tiếng, những câu Kiều còn được sử dụng trong các bài phát biểu của các chính trị gia, các nguyên thủ trên thế giới khi sang thăm Việt Nam… nên tôi chọn ballet để dựng Truyện Kiều như một cầu nối văn hóa, nghệ thuật.

- Góc nhìn nhân sinh quan trong Truyện Kiều rất rộng, chị muốn nhấn vào điểm gì khi dựng ballet Kiều?

Tôi muốn thể hiện trọn vẹn giá trị “Đạo làm Người” mà Nguyễn Du gửi gắm trong Kiều vì vậy Ballet Kiều sẽ không đi vào miêu tả lại 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Đại thi hào Nguyễn Du không máy móc ở Nho, Lão hay Phật giáo mà đi đến cốt tủy nhất của “Đạo và Đời”.

15 năm lưu lạc của Kiều chính là hành trình khát khao đi tìm hạnh phúc. 3 lần Kiều gặp Đạm Tiên không ai khác chính là gặp cái tôi “bản ngã” của chính mình. Trải qua 15 năm biến cố, thăng trầm chẳng qua chỉ là cái hẹn của chính mình tại sông Tiền Đường để nhận ra linh hồn ca nhi Đạm Tiên như cầu nối trung gian giữa “Mệnh trời” với “Trần thế”, “Cõi tâm linh” giao cảm với “Trần gian”. Để người đời nhận ra thói đời hờ hững, dễ quên, bạc bẽo, nhận ra được thiện ác ở đời, nhận ra được luật nhân quả chứ không phải là thuyết “Thiên mệnh”. Để những người tài hoa như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải không bị trôi lăn trong cái vòng Tài – Mệnh, không bị chi phối trong xã hội mua quan bán tước.

Khi làm Kiều tôi chợt bắt được cái tứ của đại thi hào Nguyễn Du đó là sự trở về, trở về với “Chân Tâm” trong mỗi chúng ta… thuận theo tự nhiên là con đường tìm đến hạnh phúc giản đơn trong hành trình trăm năm một cõi đi về mà không phải ai cũng sớm may mắn tìm được.

{ keywords}
Nghệ sĩ Tuyết Minh.

Từ ballet Kiều định hình lại phong cách nghệ thuật các nhà hát

- Là nghệ sĩ tiên phong, chị gặp thách thức gì trong quá trình dàn dựng?

Ballet Kiều sẽ là thách thức lớn nếu không quy tụ được nhiều diễn viên solist đảm nhận những vai diễn chính diện và phản diện, ngay cả những nhân vật kể chuyện cũng là người trở thông điệp của tác phẩm nên đòi hỏi các nghệ sĩ vừa có chuyên môn cao vừa có phong độ biểu diễn tốt. 

Thực sự nếu dựng sớm hơn, chắc chắn không làm được bởi lẽ, khi xu hướng hội nhập, các ngành nghệ thuật nói chung không riêng gì múa đều có khuynh hướng dàn dựng các tác phẩm đương đại. Nhưng khi mình say sưa giải mã múa đương đại mà lơ đãng đi những giá trị đã được khẳng định như múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc, múa truyền thống thì sau 15 năm giật mình tỉnh lại, cái mất nhiều hơn cái được.

Cái gì cũng chỉ dừng lại ở mức độ tìm tòi cho nên nghệ thuật có phát triển nhưng không theo chiều hướng kiến tạo hoặc bùng nổ để mang tới hàng loạt những tác phẩm lớn chứ chưa dám nói đỉnh cao.

Nhiều nghệ sĩ múa được giải thưởng cao, nhưng tìm được những nữ nghệ sĩ có thể bay bổng được trên đôi giày mũi cứng lại là một câu chuyện khác.

Nếu như các vở ballet kinh điển của nước ngoài có từ 4 đến 5 nhân vật chính thì với Truyện Kiều hệ thống nhân vật rất nhiều. Nghệ sĩ múa ballet rất khắt khe và cần, rất cần thanh sắc, phải là lứa diễn viên trẻ, sung sức, đảm nhận được kỹ thuật khó. Nếu như múa đương đại mà thực hiện kỹ thuật lỗi trên sân khấu thì có thể ‘lấp liếm’ bằng những chuyển động khéo léo mà người xem khó có thể nhận ra nhưng với ballet chỉ cần thực hiện các kỹ thuật quay trên không mà khi tiếp đất nghiêng ngả là khán giả xem sẽ khó chịu ngay.

May cho tôi thời điểm này, đoàn múa của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc Vũ Kịch TP.HCM đang hội tụ được một dàn diễn viên trẻ hùng hậu cả về số lượng và chất lượng kỹ thuật, kỹ xảo.

Thử thách nữa của tôi chính là kinh phí. Nếu làm ballet cổ điển phải được hoà tấu trên những dàn nhạc lớn. Nhưng với vở này, kinh phí thực sự không cho phép nên chúng tôi phải sáng tạo. Chúng tôi ứng dụng cả ca trù, hát xẩm, lẩy Kiều,… nên quyết định hoà âm phối khí, thu âm thành một nền backgroup sau đó nghệ sĩ trình diễn trực tiếp trên sân khấu. Nhạc sĩ không ngồi trên hố nhạc mà lúc đó nhạc sĩ và ca sĩ cùng diễn viên sẽ hoà vào với nhau.

- Dựng ballet Kiều, chị có hy vọng các đơn vị nghệ thuật nhìn lại để không chạy theo thị trường, chạy theo xu hướng, thể loại mới (ví dụ như múa đương đại) mà mất đi bản sắc của mình? 

Là một biên đạo múa nhưng với vị trí công tác của tôi là chuyên viên Phòng Nghệ thuật - Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhiệm vụ chính là theo dõi các đơn vị nghệ thuật ca, múa, nhạc toàn quốc, tôi cho rằng, mình bị trượt dốc để rồi đội ngũ diễn viên thiếu hụt dần là bởi tư duy, tầm nhìn xa của chúng ta không có. Chúng ta đang nhìn rất ngắn.

Với tư cách một nghệ sĩ, đúng là cái gì mới là phải học, phải nghiên cứu và thực hành, ví dụ như các nhà hát: Nhà hát Nghệ thuật Đương đại, Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Dân gian Việt Bắc, Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, đều chạy theo đương đại, cử diễn viên đi học rồi dựng các vở đương đại thì khán giả chắc chắn sẽ bội thực bởi các sản phẩm đương đại khi mà cung lớn hơn cầu.

Tên gọi mỗi nhà hát chính là định hướng phong cách nghệ thuật riêng, khi chúng ta có nhiều món ăn ngon thì thực khách sẽ có một thực đơn phong phú để lựa chọn và thưởng thức.

Tình Lê 

Cú hích lớn cho sân khấu sáng đèn

Cú hích lớn cho sân khấu sáng đèn

12 Nhà hát sẽ đồng loạt biểu diễn bắt đầu từ 23/5 để kéo khán giả trở lại với sân khấu sau thời gian giãn cách vì Covid-19.