Mạnh dạn tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế,ồnlợilớntừmôhìnhtrồngtređiềntrúket qua bong đa đem qua ông Nguyễn Văn Em (xã Cây Trường II) đã thực hiện thành công mô hình trồng tre điền trúc lấy măng.
Mô hình trồng tre điền trúc lấy măng của hộ ông Nguyễn Văn Em (xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng) cho hiệu quả kinh tế cao
Cùng chúng tôi tham quan vườn tre rợp bóng mát, ông Nguyễn Văn Em trải lòng về cơ duyên với tre điền trúc. Trước đây, đất nhà ông chủ yếu trồng cây cao su, nhưng mấy năm nay mủ cao su không được giá. Qua tìm hiểu thông tin về mô hình trồng măng tre có hiệu quả của một số hộ trong khu vực và các tỉnh khác, ông đã mạnh dạn trồng thử nghiệm với diện tích vài trăm mét. Qua nhiều lần thất bại trong việc chọn giống, ông đã tích lũy được kinh nghiệm, tìm hiểu thêm thông tin trên báo chí, bạn bè, ông tiếp tục trồng tre điền trúc và nhận thấy đây là giống tre cho măng năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại địa phương. Với thành công bước đầu, từ diện tích 1 ha vào năm 2015, cho đến nay ông đã mở rộng diện tích lên 5 ha.
Về kinh nghiệm trồng tre điền trúc, ông Em chia sẻ, trồng tre điền trúc không khó nhưng phải biết cách chăm bón thì mụt mới mọc nhiều và phát triển tốt. Tre phải trồng riêng biệt để không ảnh hưởng cây trồng khác vì đặc tính cây này là che bóng, rễ hút dinh dưỡng. Để bụi tre ra mụt nhiều, phải tưới nước thường xuyên kết hợp với bón phân định kỳ, đúng liều lượng. Đồng thời người trồng phải nắm được kỹ thuật chừa cây mẹ, mỗi bụi tre từ 2 - 3 cây loại 3 năm tuổi và dưỡng thêm 2 - 3 cây tre loại 1 năm tuổi.
Ông Em chia sẻ thêm, để cây tre ít bệnh, chủ yếu là phải bón phân và tưới nước thường xuyên trong mùa khô. Ngoài ra, chỉ cần bón phân chuồng và phát dọn cành dư để tạo thông thoáng, vun gốc cao, giữ ẩm cho gốc tre, giữ lại gốc rễ để kích thích ra măng non. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sau khi trồng hơn 1 năm, tre điền trúc sẽ cho thu hoạch. Các năm tiếp theo, tre sẽ cho măng nhiều hơn, rộ lên vào khoảng tháng 3 đến tháng 6. Để măng cho năng suất cao, ông còn tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình trồng, nhân giống và thu hoạch. Hiện tại, toàn bộ diện tích trồng măng được ông đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và áp dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) nhằm tạo ra sản phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, ông còn chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp cây giống cho các hộ có nhu cầu, nhất là những hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay, số tre ở vườn của ông phát triển rất tốt, măng mọc rất nhiều. Măng tre điền trúc có những mụt măng đường kính lên đến 20cm, vị ngọt. Thị trường tiêu thụ măng khá ổn định, thu hoạch xong đều tiêu thụ rất nhanh. Mỗi ngày vườn tre của ông thu hoạch vài trăm kg măng, bán với giá dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Giá măng tre thời điểm nghịch mùa, dịp tết có lúc lên đến 25.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Ông Em nhẩm tính, bình quân vườn tre của ông cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/năm.
Hiện vườn tre điền trúc của ông Em có thể cho măng quanh năm, thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Ngoài thu hoạch măng, khi đốn tre già, tạo khoảng không thông thoáng, ông Em còn thu được nguồn lợi từ bán thân tre. Ông Em bộc bạch: “Măng, thân đều bán được. Lá tre thì ủ phân, bón gốc. Hiện nay, gia đình tôi đang dự định nhân rộng mô hình này”.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng tre điền trúc lấy măng, bên cạnh đó, vốn liếng đầu tư không lớn, khâu chăm sóc đơn giản, nhiều hộ nông dân lân cận cũng đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, phát triển mô hình này. Kết quả, năm 2017, ông Em thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Cây Trường II, với 7 thành viên, diện tích trồng tre điền trúc lên đến gần 40 ha.