Đây là chia sẻ của ông Đàm Quang Thắng,ởinghiệptheocơchếconcuaCùnggiúpnhaupháttriểkết quả bóng đá bremen Giám đốc Công ty, Thành viên Ban điều hành Chương trình Khởi nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ DN khởi nghiệp TP.Hà Nội.
Ông đánh giá như thế nào về tinh thần khởi nghiệp tại nước ta thời gian qua?
Ai cũng có thể nhận thấy tinh thần khởi nghiệp đang lên rất cao từ các cơ quan ban ngành đến từng cá nhân, theo hướng tích cực, quyết liệt với nhiều chỉ đạo để có hiệu quả. Điều đáng mừng là tôi thấy các cơ quan ban ngành vào cuộc rất quyết liệt, riêng khởi nghiệp thì cơ quan nào cũng có sự hỗ trợ, định hướng rất rõ ràng từng ngành nghề cụ thể. Các địa phương đều có chính sách, cơ chế rõ ràng cho khởi nghiệp, thậm chí hỗ trợ rõ ràng cho các DN. Với những thay đổi như vậy nên chắc chắn là những năm gần tới, thay vì nói từ khởi nghiệp sẽ là thực hiện khởi nghiệp, biến những ý tưởng thành DN.
Tuy nhiên, để có hiệu quả hơn, để thực sự khuyến khích DN khởi nghiệp và những người khởi nghiệp bước vững chãi, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xây dựng hình ảnh, niềm tin tích cực, năng lực và kỹ năng để những người khởi nghiệp ít gặp phải rủi ro. Hơn nữa, nhận thức về khởi nghiệp cũng cần phải cải thiện từ nhiều phía, nhất là phía các cơ quan hỗ trợ.
Cùng với tinh thần từ các cơ quan lãnh đạo, mong muốn và tinh thần của những bạn trẻ khởi nghiệp ra sao, thưa ông?
Bất kỳ ngành nghề nào cũng thế, nếu chỉ làm theo phong trào, để thể hiện một điều gì đấy thì trong một thời gian ngắn sẽ không thể tồn tại được. Các DN khởi nghiệp hiện nay mong muốn nhiều, khi ra ngoài họ muốn tất cả đều “màu hồng”, trong 1-2 năm sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng sự thật lại khốc liệt hơn thế. Các bạn phải có đam mê, nhiệt huyết, phải xác định có thất bại mới có thành công.
Quan trọng nhất trong khởi nghiệp là ý thức và đam mê, làm sao đưa được tinh thần khởi nghiệp biến thành ý thức tốt cho khởi nghiệp. Khởi nghiệp bằng mọi giá qua rồi, bây giờ các bạn trẻ đã biết xác định con đường để đi lên từng bước. Có được ý tưởng khởi nghiệp là các bạn có thể tìm kiếm nhiều nguồn hỗ trợ, chạy vào tất cả vườn ươm, lò đào tạo để ra được DN.
Vẫn còn nhiều tư duy cho rằng DN khởi nghiệp là rủi ro cao nên chưa chú trọng phát triển, theo ông, vấn đề này cần có những hoạt động nào để cải thiện?
Hướng lớn nhất là làm sao xác định được tình trạng và rủi ro của các DN khởi nghiệp để đưa các hoạt động hỗ trợ sát thực tế, đáp ứng được nhu cầu của DN khởi nghiệp. Hiện có nhiều hỗ trợ được dành cho các DN khởi nghiệp, nhưng để đảm bảo được những yêu cầu, quy định tối thiểu cho những hỗ trợ ấy thì các DN khởi nghiệp chưa thể đáp ứng được.
Khó khăn nhất vẫn là việc vay vốn ngân hàng. Bởi ngân hàng cũng là DN, cũng phải hoạt động sao cho an toàn nhất, mức độ rủi ro ít nhất. Đầu tư cho các DN khởi nghiệp vay bao giờ cũng có rủi ro cao hơn bởi các DN này có tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm và năng lực đều đang thiếu và yếu, nên ngân hàng không thể đổi những cái người ta đang hoạt động hiệu quả để lấy rủi ro như vậy.
Chính vì thế, Nhà nước cần khuyến khích các quỹ tham gia đồng đều vào lĩnh vực khởi nghiệp, phải tạo cơ chế làm sao để các nhà đầu tư nhìn nhận khởi nghiệp cũng có những dự án mang tính bền vững, không có sự khác biệt giữa rủi ro của khởi nghiệp sáng tạo với khởi nghiệp truyền thống. Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là xã hội để hỗ trợ cho khởi nghiệp.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, khởi nghiệp cần có hoạt động hỗ trợ như thế nào vừa thiết thực và hiệu quả, thưa ông?
Các DN Việt Nam nên hoạt động theo nguyên lý “con cua” như bên Thái Lan. DN Thái Lan có sự phát triển đồng đều với mô hình kinh doanh hoàn thiện, bởi họ lấy nguyên lý này làm nền tảng. Theo đó, một đàn cua thả trong chậu, khi một con cua bò lên thì toàn bộ những con cua ở sau cố gắng dồn sức đẩy con cua vượt ra khỏi thành chậu để ra ngoài. Điều này cũng tương tự với các DN, các DN cũng nên hợp sức để đẩy nhau lên, DN đi trước đẩy DN khởi nghiệp. Ở Việt Nam thời điểm này, việc áp dụng nguyên lý trên vẫn tương đối khó, nhưng nếu định hướng để các DN có ý thức như vậy, để các DN tự đưa nhau lên, cùng nhau hỗ trợ.
Từ lý thuyết trên, Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội đã ra tiêu chí “một DN kèm một DN” để làm sao DN đó phát triển lên được, ít nhất là từ ý tưởng thành được DN, thành DN hoạt động có hiệu quả. Khi hoạt động có hiệu quả, vượt qua được mốc 5 năm sẽ quay lại kéo tiếp DN khác. Hoạt động này đang dần cho ra những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, để các DN kéo được nhau thì các DN phải khỏe. Hỗ trợ khởi nghiệp là cần thiết, tuy nhiên, việc lớn hơn là cần hỗ trợ cho cả các DN nói chung. Các DN này sống được, có doanh thu thì mới quay lại, có cơ sở, điều kiện, năng lực để hỗ trợ DN khởi nghiệp.
Đây là chính là cơ sở để tạo kỳ vọng lớn cho khởi nghiệp, vì DN khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn về tinh thần, ngại đối đầu với rủi ro, cứ muốn an toàn nhất có thể. Để vượt qua được, có những suy nghĩ tích cực về doanh nhân và khởi nghiệp thì phải hỗ trợ họ trên tinh thần: đằng sau các em là chúng tôi – những DN đi trước, bên cạnh chúng tôi không chỉ có tài chính mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Ví dụ như giúp nhìn ra được ý tưởng khả thi, phân khúc khách hàng, kinh nghiệm… Vấn đề phải là người đi trước, phải có kinh nghiệm, có cái tâm và đam mê trong khởi nghiệp mới truyền lại được.
Thời điểm này tôi nghĩ có nhiều doanh nhân đã sẵn sàng hướng dẫn, sẵn sàng cùng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp.
Xin cảm ơn ông!