【kqbđ phap】Lãi suất ngày 25/3: Lãi suất gửi 6 tháng được cao hơn gửi 24 tháng
Lãi suất ngày 25/3: Lãi suất gửi 6 tháng được cao hơn gửi 24 tháng
Mức lãi suất 8,ãisuấtngàyLãisuấtgửithángđượccaohơngửithákqbđ phap5 – 8,7%/năm đang được nhiều ngân hàng nhỏ áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng như Saigonbank, Viet A Bank, Nam A Bank, ABBank, NCB,…
Theo biểu lãi suất niêm yết của 35 ngân hàng sáng ngày 25/3, lãi suất cao nhất mà các ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng là 9%/năm. Mức lãi suất này hiện đang được SCB niêm yết.
Đứng kế sau lần lượt là Kienlongbank (8,9%), trong khi HDBank mới đây đã giảm lãi suất kỳ hạn này từ 9% xuống còn 8,8%. Mức 8,8% còn được áp dụng tại Oceanbank, Bao Viet Bank và Bac A Bank.
Mức lãi suất 8,5 – 8,7%/năm đang được nhiều ngân hàng nhỏ áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng như Saigonbank, Viet A Bank, Nam A Bank, ABBank, NCB,…
Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 6 tháng dao động trong khoảng 8 – 8,5%/năm như VPBank (8,3%), ACB (8,25%), Techcombank (8,2%).
VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank hiện đang có lãi suất huy động tại kỳ hạn 6 tháng thấp nhất thị trường, ở mức 5,8%/năm. Như vậy, đa số các ngân hàng tư nhân đang có lãi suất huy động 6 tháng cao gấp rưỡi nhóm Big4.
Lưu ý, để được hưởng các mức lãi suất cao nhất này, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như gửi bằng hình thức trực tuyến hoặc/và có số tiền gửi lớn hơn mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, mức lãi suất huy động có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng.
Mặt khác, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ được tối đa 6%/năm. Chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 5 tháng và 6 tháng do đó vẫn mức rộng 1,2-3%/năm dù chỉ cách nhau 1 tháng. Điều này cũng đã hướng các khách hàng gửi nhiều tiền hơn ở kỳ hạn 6 tháng, để có lãi suất cao hơn đáng kể so với các kỳ hạn ngắn. Hơn nữa, lãi suất kỳ hạn 6 tháng hiện nay cũng không quá cách biệt so với các kỳ hạn dài như 1 năm, 2 năm.
Một lý do nữa khiến nhiều người gửi tiền chọn kỳ hạn 6 tháng thay vì kỳ hạn dài là bởi tính linh hoạt khi số tiền gửi sẽ đáo hạn sớm.
Như vậy nếu có ý định sử dụng tiền trong ngắn hạn, bạn nên gửi kỳ hạn 6 tháng để có thể xoay vốn khi cần thiết. Nếu tiền nhàn rỗi không sử dụng đến, bạn có thể gửi kỳ hạn 12 tháng hoặc dài hơn để nhận mức lãi suất cao
Dù mặt bằng lãi suất huy động đã hạ nhiệt đáng kể so với mức cao điểm thiết lập vào giữa tháng 1, song tại một số ngân hàng vẫn ghi nhận tình trạng lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao hơn kỳ hạn dài.
Đơn cử tại Kienlongbank, ngân hàng này đang áp dụng mức lãi suất huy động lên tới 8,9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng trong khi kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng chỉ được áp dụng lại suất 8,5%/năm.
HDBank đang áp dụng mức lãi suất 8,8% cho kỳ hạn 6 tháng. Trong khi đó, kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng là 6,9%.
Theo giới phân tích, hiện tượng một số ngân hàng huy động lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài thể hiện các nhà băng này đang bị vênh cấu trúc kỳ hạn huy động và tín dụng, trong đó các kỳ hạn ngắn bị thiếu hụt thanh khoản và các kỳ hạn dài thì dư thừa. Điều này cũng thường gặp tại các NHTM vừa và nhỏ bởi ngân hàng thương mại vẫn là một lĩnh vực kinh doanh chịu kiểm soát bởi nhiều tỷ lệ thanh khoản phức tạp.
Chia sẻ với người viết, một CEO ngân hàng cho rằng tình trạng này có thể đến từ những vấn đề mang tính cục bộ của một số ngân hàng, và không thể hiện xu hướng chung của thị trường.