【bings đá】Những cái khó mà sinh viên phải đối mặt khi khởi nghiệp sáng tạo

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đại biểu tham quan gian hàng khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)


Làm sao để giúp sinh viên khởi nghiệp là chủ đề được các diễn giả trao đổi tại “Hội thảo Nghiên cứu khoa học,ữngcikhmsinhvinphảiđốimặtkhikhởinghiệpsngtạbings đá ươm tạo khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội ngày 16/12.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên.”

Chỉ 23% sinh viên có khuynh hướng khởi nghiệp

Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An cho rằng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam còn rất non trẻ và mang tính phong trào, nhất là trong các trường đại học.

“Khởi nghiệp sáng tạo cần đi vào thực chất, với sự dám nghĩ dám làm của các sinh viên và sự hỗ trợ của nhà trường, doanh nghiệp, xã hội,” ông An nói.

Ông Nguyễn Anh Thi, Giám đốc Khu công nghệ phần mềm, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học đóng vai trò là nơi cung cấp tài năng, công nghệ, cơ sở vật chất. Mục tiêu của đại học là phát hiện và bồi dưỡng các doanh nhân khởi nghiệp chứ không phải doanh nghiệp.

“Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp không phải là đẩy tất cả sinh viên đi khởi nghiệp mà giúp sinh viên nhận thức mình ở vị trí nào, sẽ là người làm công ăn lương, làm chủ, hay làm nhà đầu tư và khích lệ, hỗ trợ nếu họ muốn khởi nghiệp,” ông Thi nói.

Theo đó, ông Thi cho rằng khởi nghiệp không dành cho tất cả mọi sinh viên. Chỉ có khoảng 23% sinh viên có thiên hướng khởi nghiệp và số thành doanh nhân còn ít hơn.

Vẫn theo ông Thi, việc đào tạo tinh thần khởi nghiệp cần đại trà, cho tất cả các sinh viên vì nó không chỉ dành cho người trẻ mà là con đường dài, có người thậm chí khởi nghiệp khi đã về già.


Bài toán tài chính, pháp lý

Thông thường, khởi nghiệp sáng tạo trải qua bốn giai đoạn, từ ý tưởng, tìm người cùng làm, làm thử sản phẩm đến tìm được mô hình kinh doanh phù hợp. Vì thế, việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp toàn diện phải bao gồm các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức đến khám phá, trải nghiệm với dự án khởi nghiệp thật.

Theo các chuyên gia, việc làm thế nào để các trường có kinh phí hỗ trợ sinh viên trải nghiệm thật là bài toán khó vì có nhiều rủi ro.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, trường không thể mang tài chính hỗ trợ đầu tư mạo hiểm cho sinh viên nên để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp mà phải kêu gọi hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây cũng là cách Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng. Theo ông Nguyễn Anh Thi, thầy Hiệu trưởng trực tiếp đi xin tài trợ từ các doanh nghiệp. Trường sẽ tổ chức thi chọn dự án cho các sinh viên và ngày kết thúc cuộc thi cũng là ngày gọi vốn. Những dự án tốt sẽ được cố vấn thêm bởi các chuyên gia và kêu gọi các nhà đầu tư để có tiền triển khai.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nhà trường sẽ liên kết với các doanh nghiệp để giúp sinh viên có kinh phí khởi nghiệp.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Anh Tuấn, để có thể chủ động hơn và đi xa hơn thì các trường phải có quỹ đầu tư mạo hiểm và điều này cần có hành lang pháp lý phù hợp.

“Tài chính và pháp lý đang là vấn đề khó khăn nhất trong khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên,” ông Tuấn nói.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)