【xem kèo cá cược】Điều hòa cung cầu để kiểm soát tốt lạm phát năm 2021

* PV: Năm 2020 là năm thứ năm liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo đúng mục tiêu đề ra. Ông nhận định ra sao về công tác điều hành giá của năm 2020?Điềuhòacungcầuđểkiểmsoáttốtlạmphátnăxem kèo cá cược

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Kết quả lạm phát năm 2020 hoàn toàn nằm trong dự báo và kịch bản điều hành của Chính phủ đã được đặt ra từ đầu năm. Nhìn vào biểu đồ lạm phát đầu năm rất cao, từ 6,43%, qua nỗ lực điều hành của Chính phủ, lạm phát đã kéo dần về mức 4% và đạt 3,23% bình quân năm 2020.

Có được kết quả này, công tác quản lý điều hành là rất quan trọng. Trưởng Ban Chỉ đạo trước đây là Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và nay là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tích cực, quyết liệt trong chỉ đạo các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành và bình ổn giá.

Điều hành giá có cả yếu tố thị trường và điều hành. Về điều hành giá, Chính phủ đã có những kịch bản cho từng tháng, quý và cả năm.

Công tác tuyên truyền về giá cả rất quan trọng, để tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh lạm phát kỳ vọng.
nguyễn anh tuấn, cục quản lý giá

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Trong điều hành giá, chúng ta có thể thấy, diễn biến thị trường có thể tăng, giảm, nhưng yếu tố điều hành rất quan trọng, tác động đến kiểm soát, như năm 2020 ngay từ đầu năm Chính phủ ra thông điệp không điều hành giá điện theo chiều hướng tăng. Đồng thời, chúng ta đã không điều chỉnh theo lộ trình dịch vụ công. Hai thông điệp này đã tác động tích cực đến điều hành giá cả và kiểm soát lạm phát của cả năm 2020.

Đơn cử như đối với mặt hàng điện, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định 2 lần giảm giá trong năm 2020, đó là quý II và quý IV/2020, góp phần ổn định giá cả, tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh.

* PV: Như ông vừa nói, đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu đối với người dân, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo điều hành cụ thể, vừa hỗ trợ người dân, vừa tránh tác động lên CPI. Ông có thể nói cụ thể hơn về điều này?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Đối với mặt hàng điện có tác động trực tiếp đến người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo EVN điều chỉnh giảm giá điện cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, đã có 2 lần điều chỉnh giảm là quý II/2020 và quý IV/2020, đã tác động tích cực đến giá cả của năm 2020 và thậm chí tác động tích cực đến tháng đầu năm 2021.

Đối với nước sinh hoạt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các phương án điều tiết để giảm giá cho một số đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là tín hiệu tích cực, hỗ trợ cho người dân cũng như các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh đỡ khó khăn hơn.

*PV: Giá thịt lợn hiện đang có xu hướng gia tăng. Tết Nguyên đán đang cận kể, vậy theo ông, các cơ quan chức năng cần phải làm gì để kiểm soát chặt giá thịt lợn, tránh tác động lên CPI trong tháng đầu năm 2021?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Chúng tôi đang khuyến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải kiểm soát chặt dịch bệnh, đồng thời tiếp tục tái đàn sinh học để có nguồn cung thuận lợi.

Trong trường hợp nguồn cung tiếp tục có xu hướng xấu thì phải có giải pháp về điều hòa cung cầu. Theo đó, phải tính đến nhập khẩu từ các nước lân cận cũng như một số vùng lãnh thổ có yếu tố thương mại tương đồng với Việt Nam để điều hòa cung cầu, phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới của người dân.

* PV: Vậy công tác điều hành giá năm 2021 sẽ được thực hiện ra sao, nhất là đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thưa ông?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Sang năm 2021, chúng ta phải dự báo (cả khó khăn và thuận lợi) để có biện pháp và kịch bản điều hành cho phù hợp.

Tôi tin rằng với kinh nghiệm điều hành của năm trước - Chính phủ đã kiểm soát lạm phát thành công 5 năm liên tiếp - sẽ là tiền đề để tiếp tục kiểm soát lạm phát năm 2021 và các năm tiếp theo.

Năm 2021, một số yếu tố tác động bất lợi đến tình hình giá cả, như nhóm mặt hàng nhiên liệu, xăng dầu diễn biến hết sức phức tạp, có yếu tố tăng, có giảm, nhưng diễn biến rất bất thường, chúng ta không thể dự báo hết được. Chúng tôi dự báo xăng dầu trong năm này sẽ có xu hướng tăng.

Đối với nhóm các mặt hàng thiết yếu, trong đó có mặt hàng thịt lợn, cũng rất quan ngại nếu như chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh.

Ngoài ra, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nguồn cung cũng tác động tới thị trường. Bên cạnh đó, công tác điều hành giá một số mặt hàng Nhà nước còn tiếp tục phải thực hiện theo lộ trình, như dịch vụ công (y tế, giáo dục) cũng là áp lực đến công tác điều hành giá năm 2021.

Một yếu tố quan trọng nữa, đó là trong năm 2021 dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, do đó cần phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ có thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mới có thể điều hòa cung cầu, từ đó mới kiểm soát tốt được lạm phát.

Do đó, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành theo chức năng tiếp tục bám sát tình hình giá cả thị trường để có điều hành cụ thể. Ví dụ như mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để điều hành giá xăng dầu vừa tính đến yếu tố thị trường, vừa kết hợp với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để điều hành.

Đối với mặt hàng điện, cần đánh giá kỹ yếu tố chi phí tác động đến giá thành để xem xét mức độ ảnh hưởng đến giá điện để có kịch bản điều hành. Ngoài ra, các bộ, ngành, theo chức năng nhiệm vụ, cần nỗ lực hơn để tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần kiểm soát chặt dịch bệnh, tiếp tục tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nguồn cung, điều hòa cung cầu để giảm áp lực về giá.

Tôi cho rằng, quan trọng nhất là phải kiểm soát giá cả thị trường theo chức năng nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương. Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền cũng rất quan trọng, để nắm bắt tình hình thị trường cũng như chủ trương chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành giá, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh lạm phát kỳ vọng.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh