【kq chau a】Phong tục đón Tết Nguyên đán của người dân Trung Quốc

Trung Quốc và Việt Nam đều có chung cách tính 12 con giáp. Tuy nhiên,ụcđónTếtNguyênđáncủangườidânTrungQuốkq chau a khác với Việt Nam, Trung Quốc lại chọn Thỏ để thay cho Mèo. Nguyên nhân là do trong quan niệm xưa ở Trung Quốc, Thỏ là loài vật có nhiều ý nghĩa hơn Mèo. 

Trang hoàng nhà cửa bằng câu đối và đèn lồng đỏ là truyền thống của người dân Trung Quốc mỗi dịp Tết đến. (Ảnh: China Highlights) 

Tại Trung Quốc, năm Thỏ được xem là một năm tốt lành, và là năm của tình bạn. Những người sinh vào năm Thỏ được đánh giá là đáng tin cậy, trung thành và dễ kết bạn.

Theo China Highlights, người Trung Quốc coi Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, nên việc chuẩn bị rất được coi trọng. Đầu tiên, họ phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang hoàng đồ đạc bằng những thứ có sắc đỏ. Đỏ được xem là màu mang lại sự thịnh vượng và năng lượng tích cực.

Hình ảnh những chiếc đèn lồng đỏ treo trên đường phố, hay câu đối đỏ treo trước cửa nhà đã trở nên vô cùng thân thuộc với người dân ở đất nước tỷ dân.

Trước thềm Năm mới, nhiều gia đình Trung Quốc duy trì truyền thống đi viếng mộ tổ tiên. 

Bữa cơm đoàn viên với sự tham gia của nhiều thế hệ trong gia đình vào đêm Giao thừa là khoảng thời gian quý báu để các thành viên đoàn tụ, chia sẻ niềm vui và cả những khó khăn vất vả trong năm qua. 

Nói đến Tết không thể thiếu việc lì xì cho trẻ em và người già. Những chiếc bao màu đỏ để tiền bên trong và thường là số chẵn với mong ước cầu an yên và vui vẻ cho người nhận. Ngoài lì xì, người dân Trung Quốc còn tặng nhau những món quà khác như rượu, chè, hoa quả và kẹo. 

Ở những địa điểm công cộng từ những thành phố lớn cho tới các vùng nông thôn của Trung Quốc, bắn pháo hoa đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết âm lịch. 

Vào dịp Tết Nguyên đán, xem múa lân - sư - rồng không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, mà còn cả những khu phố người Hoa tại nhiều nước phương Tây với hy vọng về một năm mới thịnh vượng, đầy may mắn. 

Tại Trung Quốc, nói đến những món ăn phổ biến nhất trong bữa tiệc sum họp gia đình phải kể tới đầu tiên là cá, biểu tượng cho sự no đủ. Tiếp theo là bánh bao tượng trưng cho sự giàu có. Chả giò tượng trưng cho sự thịnh vượng. Bánh gạo nếp với hy vọng mang lại thu nhập hoặc chức vụ cao hơn. Bánh trôi tàu mang mong muốn gia đình đoàn tụ, sum vầy. Mì trường thọ tượng trưng cho hạnh phúc và sống lâu. Ăn hoa quả như cam, quýt có màu vàng đồng nghĩa với may mắn, phúc lộc và trường thọ. 

Tết đến, người Trung Quốc thường kiêng làm một số việc bị xem là có thể mang đến xui xẻo. Vào ngày Mùng 1, người Trung Quốc không quét nhà vì sợ quét đi toàn bộ may mắn ra ngoài. Họ không ăn cháo vào bữa sáng vì sợ cả năm nghèo khó. Thậm chí, giặt quần áo và gội đầu cũng được kiêng để tránh làm tẩy trôi hết may mắn trên người.

Người Trung Quốc còn không đụng tới kim khâu vì cho rằng nó có thể làm tiêu tán gia sản. Những từ ngữ và câu nói không may mắn bị tránh sử dụng trong những ngày Tết. 

Hình ảnh người dân trên khắp Trung Quốc đổ về quê ăn TếtTruyền thông Trung Quốc cho hay, mùa di chuyển dịp Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Xuân vận, đã bắt đầu từ hôm nay (7/1).