【ket qua hàn quốc】Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Gia tốc cải cách để tận dụng cơ hội từ CPTPP
Đây là phát biểu của Đại biểu (ĐB) Vũ Tiến Lộc,ĐạibiểuVũTiếnLộcGiatốccảicáchđểtậndụngcơhộitừket qua hàn quốc Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 5/11/2018.
CPTPP là cơ hội quý giá...
Nhất trí với tờ trình của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP ngay tại kỳ họp, ĐB Vũ Tiến Lộc cho rằng, Hiệp định mang lại những cơ hội quý giá.
ĐBQH Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ảnh: TL. |
Theo ĐB Vũ Tiến Lộc, CPTPP là cơ hội mở rộng thương mại, đầu tư với 3 thị trường mới đầy tiềm năng ở châu Mỹ, cơ hội nâng cấp và làm sâu sắc thêm mối liên hệ cộng hưởng với 7 thị trường còn lại, trong đó có nhiều đối tác chiến lược quan trọng. Đồng thời, đây là cơ hội tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Đây cũng là cơ hội để đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế của nước ta thoát khỏi tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường, bảo đảm sự phát triển tự chủ và bền vững.
“Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xung đột và chiến tranh thương mại leo thang, thì những cơ hội này càng quý giá. Chúng ta cũng kỳ vọng nhiều vào cơ hội hoàn thiện thể chế từ Hiệp định này. Các cam kết tiêu chuẩn cao của nền thương mại hiện đại sẽ là động lực, đồng thời là áp lực để đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
... nhưng không thể không lo lắng
Theo ĐB Vũ Tiến Lộc, cũng do kỳ vọng rất nhiều vào cơ hội từ CPTPP, nên không thể không lo lắng về nguy cơ các cơ hội này có thể không trở thành hiện thực. Bài học từ việc thực hiện 10 FTA đang cho thấy rất rõ điều này.
"Con đường cải cách còn dài. Do vậy, để vượt lên, cải cách cần phải được gia tốc, và những nỗ lực cải cách và hội nhập vẫn phải bắt đầu từ những điều giản dị: Khép lại khoảng cách giữa lời nói và việc làm; kiên trì gỡ bỏ từng giấy phép con, từng thủ tục hành chính đang còn gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp... để không chỉ tiếp tục cởi trói mà còn tiếp sức cho công cuộc khởi nghiệp của toàn dân", ĐB Vũ Tiến Lộc.
ĐB Vũ Tiến Lộc phân tích, các FTA từng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội, nhưng phần lợi ích thực sự đạt được còn khiêm tốn. Riêng các lợi ích từ ưu đãi thuế quan, trung bình mới chỉ tận dụng được chưa đầy 40% (và chủ yếu thuộc về các FDI). Hơn 60% còn lại, vì nhiều lí do khác nhau, đã “tuột” khỏi tay doanh nghiệp Việt.
Do vậy, ĐB cho rằng, việc ký kết và phê chuẩn CPTPP là một quyết định chính trị quan trọng thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước ta vì lợi ích của đất nước. Nhưng việc quan trọng hơn, là phải xây dựng được các cơ chế bảo đảm nâng cao năng lực của cả chính quyền và doanh nghiệp để có thể hiện thực hóa thành công các cơ hội được mở ra.
Chính vì thế, “cùng với việc phê chuẩn, tôi đề nghị Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ xây dựng và triển khai Chương trình hành động bảo đảm thực thi Hiệp định có hiệu quả”, ĐB Vũ Tiến Lộc đề nghị.
ĐB Vũ Tiến Lộc còn cho biết thêm, chương trình hành động của Chính phủ phải ít nhất đáp ứng ba yêu cầu cơ bản. Cụ thể:
Một là, phải bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ xây dựng chính sách, pháp luật cần thiết không chỉ để tuân thủ các cam kết trong Hiệp định mà còn để ứng phó với các thách thức và tận dụng được các cơ hội mở ra.
Hai là, phải dự kiến được các phương án cụ thể để không chỉ thực thi Hiệp định một cách nghiêm túc mà còn phải biết thực thi một cách khôn ngoan, không chỉ cần tuân thủ mà còn phải biết chủ động vận dụng theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì lợi ích của doanh nghiệp, quốc gia, dân tộc.
Ba là, Chương trình hành động thực thi Hiệp định cần nhấn mạnh công tác tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực nông nghiệp, nông thôn...
Cần tăng hỗ trợ đối với doanh nghiệp
Cho ý kiến tại phiên thảo luận sáng nay, riêng đối với doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI còn đề nghị cần đưa ít nhất ba nhóm công việc hỗ trợ vào Chương trình hành động của Chính phủ.
Theo đó, do văn kiện CPTPP là sản phẩm phức tạp, hàn lâm và kỹ thuật, nên doanh nghiệp khó có thể đọc mà hiểu được ngay và hiểu đúng để vận dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ và Đoàn đàm phán cần có đầu mối chính thức để hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp về nội dung của các cam kết.
Đồng thời, trong mọi kế hoạch rà soát, nội luật hóa các cam kết hoặc xây dựng pháp luật liên quan tới Hiệp định, các bộ, ngành cần phải tham vấn rộng rãi và thực chất với cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng với đó, cần thiết lập một đầu mối chính thức để tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc xử lý các bất đồng về cách thức diễn giải trong quá trình áp dụng trực tiếp các cam kết cũng như các quy định nội luật hóa Hiệp định./.
D.T