Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết (Ảnh: Duy Linh). |
Quyết định bổ sung nguồn lực lớn,êncứuphươngántăngthuếđốivớichứngkhoánbấtđộngsảhk dzo Quốc hội yêu cầu không để xảy ra tham nhũng, đồng thời nghiên cứu phương án tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm
Trong phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất chiều 11/1, nghị quyết Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội đã nhận được sự tán thành của 424/426 đại biểu.
Trình bày nghị quyết, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ quan điểm chính sách hỗ trợ Chương trình có quy mô, nguồn lực đủ lớn, tác động cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu và cấp ủy, chính quyền các cấp.
Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh.
Quan điểm được Quốc hội thống nhất là huy động, phân bổ và quản lý hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các vùng, miền, địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.
Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu, chỉ tiêu khi ban hành chính sách đặc biệt này, đó là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025: tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm, các chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%;giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.
Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, người dân.
Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Nghiên cứu tăng thuế chứng khoán
Với nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương ban hành các giải pháp để thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện Chương trình; hướng dẫn tổ chức thực hiện các cơ chế quy định tại Nghị quyết này gắn với trách nhiệm cụ thể, bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.
Trong điều hành, chỉ đạo huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực phải tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án, nhiệm vụ chi thuộc Chương trình; theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ xấu; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; giảm bội chi để đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch tài chínhquốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Chính phủ kịp thời báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Chinh phủ còn được giao chỉ đạo xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước và bổ sung kế hoạch đầu tưcông năm 2022 cho các chương trình, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án thuộc Chương trình (bao gồm cả nội dung về Ngân hàngChính sách Xã hội, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch…); báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ, giao bổ sung dự toán theo quy định trước khi Chính phủ phân bổ, giao bổ sung dự toán và bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022.
Chỉ đạo xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu tiếp theo với Chính phủ là căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Nghị quyết này, khẩn trương rà soát, hoàn thiện danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn. Bảo đảm điều hòa nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn đầu tư công trong chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình để ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn. Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công theo quy định để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành giải ngân vốn của Chương trình trong 02 năm 2022 - 2023; bảo đảm nguồn vốn để triển khai, hoàn thành các dự án thành phần trong Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình. Trong quá trình điều hành, tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế; kịp thời triển khai các giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực hợp lý cho Chương trình, nghị quyết nêu rõ yêu cầu với Chính phủ.
Vẫn theo nghị quyết, Chính phủ còn có nhiệm vụ điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ chi của Chương trình theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những nội dung thuộc thẩm quyền. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Nghị quyết còn giao Chính phủ chủ động, khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng bộ Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và các quy định có liên quan; cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; có chính sách đột phá, ưu tiên khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững.
Nghiên cứu phương án cho phép doanh nghiệp được trừ bổ sung theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở chi phí thực tế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng đối với chi phí tạo tài sản cố định và chi phí lao động; phương án tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cũng là nhiệm vụ Quốc hội giao tại nghị quyết.