Theướngdẫntrélịch thi đấu bóng đá bundesliga đứco phản ánh của Cục Hải quan TP.HCM, liên quan đến việc kiểm tra Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hóa làm thủ tục hải quan theo loại hình tạm nhập- tái xuất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 của Chính phủ.
Ngày 4-7-2014, Bộ Công Thương ban hành công văn số 6190/BTC-XNK gửi Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm tạm nhập, tái xuất, trong đó nêu: khoản 4 Điều 1 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất là việc doanh nghiệp tạm nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, không đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Chính vì thế, không phải áp dụng kiểm tra nhà nước và an toàn thực phẩm.
Để tạo thuận thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp và thống nhất thực hiện, tránh phát sinh, chí phí, thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 14-3-2016, Bộ Y tế ban hành công văn số 1287/BYT-ATTP hướng dẫn các trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm thì thực phẩm làm thủ tục theo loại hình tạm nhập- tái xuất lại không thuộc đối tượng miễn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với các quy định của 2 bộ nêu trên hướng dẫn về việc thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm làm thủ tục theo loại hình tạm nhập, tái xuất không thống nhất, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động XNK hàng hóa của doanh nghiệp.