【kết quả thi đấu c1】Công nghiệp hỗ trợ cần tầm nhìn chiến lược như ông Park Hang Seo
>> Ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ chưa đi đúng hướng
Đây là một ý kiến được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT Việt Nam diễn ra sáng 19/12.
Cứ bình bình thì không thể thành công
Tại hội nghị,ôngnghiệphỗtrợcầntầmnhìnchiếnlượcnhưôkết quả thi đấu c1 đánh giá về CNHT của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng năng lực sản xuất trong nước dần được cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn ở mức thấp. Nguyên nhân được xác định là thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp (DN) công nghiệp tư nhân, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, minh bạch, ổn định, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Bên cạnh đó, DN trong nước chưa đủ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu, nhất là khi trình độ công nghệ của Việt Nam còn khoảng cách so với các nước cùng khu vực, trong khi vẫn còn tư duy sản xuất sản phẩm khép kín. Đồng thời, nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu.
Một hạn chế nữa được Thủ tướng chỉ ra là sự gắn kết của DN trong nước và các DN FDI còn hạn chế, một số DN FDI chưa chú trọng phát triển các nhà cung cấp nội địa.
Theo Thủ tướng, Việt Nam cần phải đón bắt sự chuyển hướng của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất để Việt Nam thành một công xưởng sản xuất, có thể của châu Á, của thế giới hay của ASEAN. Tinh thần là làm sao Việt Nam thành một cứ điểm cho sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia.
"Các bộ, ngành, địa phương phải suy nghĩ tìm định hướng phát triển, với tinh thần làm việc có tầm chiến lược như ông Park Hang Seo, để ngành CNHT thành công như đội bóng Việt Nam. Phải hỗ trợ với tinh thần đó mới thành công, chứ không thể cứ bình bình được", Thủ tướng nhấn mạnh.
Nêu ví dụ về tinh thần, ý chí rất lớn của người Hàn Quốc, Nhật Bản khi phát triển kinh tế, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải học tập tinh thần đó để phát triển Việt Nam, bởi nếu cứ "bình bình thì khó thành công".
Một vấn đề nữa cũng được Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị là các DN cần quan tâm hơn đến nghiên cứu và phát triển. Để hỗ trợ mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, các bộ chức năng chủ trì nghiên cứu, đề xuất các trung tâm nghiên cứu phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để xây dựng 3 trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất các ưu đãi, hỗ trợ về vốn, tín dụng để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, trong thời hạn từ 5 năm đến 10 năm. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều chỉnh cơ chế tiếp cận Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia theo hướng thông thoáng và nhanh gọn, đơn giản hơn đôi với hỗ trợ DN CNHT.
Đối với một số địa phương, sau hội nghị, Thủ tướng yêu cầu cần có chương trình hành động để phát triển CNHT, dưới sự hướng dẫn của Bộ Công thương.
Số lượng doanh nghiệp CNHT còn quá ít
Theo báo cáo của Bộ Công thương, số lượng DN CNHT của Việt Nam còn quá ít. Hiện tại trên toàn quốc trong số khoảng 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện, chỉ có khoảng hơn 300 DN trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Mặc dù đây là nền tảng để công nghiệp hóa, các năm qua số lượng DN thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn chưa nhiều.
Không chỉ ít về số lượng, năng lực và trình độ của DN cũng còn thấp. Mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tuy đã tự chủ được một số loại sản phẩm CNHT cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vẫn còn nhiều sản phẩm CNHT cần được hỗ trợ để phát triển như chất bán dẫn, mạch in, khuôn nhựa trong ngành điện tử; phôi thép, thép tấm, thép hình, khuôn mẫu trong ngành cơ khí; và vải trong ngành dệt may, da giầy.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm CNHT mà Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, chủ yếu là các sản phẩm hoá dầu như hạt nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo…; các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Cơ hội mở ra rất lớn đối với các ngành như ô tô, điện tử, dệt may và da dày nhưng các DN Việt Nam, công nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cho các chuỗi sản xuất toàn cầu ở trong nước./.
H.Y