TheừaThiênHuếtìmgiảipháphỗtrợtháogỡkhókhănchodoanhnghiệbd anh hom nayo đó, buổi đối thoại đã diễn ra với sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương. Buổi đối thoại còn có sự tham gia của ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế; ông Hoàng Quốc Việt - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ doanh nghiệpcủa tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực phục hồi sản xuất, tạo những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô. Các doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tếxã hội của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương chủ trì buổi đối thoại trực tuyến |
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn do thiên tai, suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh giữa các nước, cùng nhiều tác động không thuận lợi khác làm giá nguyên vật liệu và các chi phí khác tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, Thừa Thiên Huế đã có những giải pháp hỗ trợ thiết thực và đã ban hành các chính sách kịp thời. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhânViệt Nam trong tình hình mới, đây được xem như là điểm tựa cho các doanh nhân, mở ra một khởi đầu thuận lợi cho giới doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới.
Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệpđổi mới sáng tạo… phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị cùng với sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại buổi đối thoại, các cá nhân, tổ chức đã bày tỏ nhiều băn khoăn, đặt nhiều câu hỏi cho lãnh đạo tỉnh và các cơ quan liên quan.
Trong số đó, người dân, doanh nghiệp mong muốn được thông tin về lĩnh vực, ngành nghề tỉnh đang mong muốn thu hút đầu tư; những kết quả chính về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; việc tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi từ các chính sách nhà nước hay không; thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Ngoài ra, các vấn đề về hóa đơn điện tử, việc lập hóa đơn chiết khấu thương mại; chính sách hỗ trợ giá thuê đất cho doanh nghiệp mới thành lập; chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và kích cầu thúc đẩy phát triển du lịch; định hướng thu hút FDI của tỉnh… cũng được nhiều người quan tâm.
Với các vấn đề liên quan, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Lê Văn Cường; Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Quốc Việt đã trực tiếp trả lời các câu hỏi của người dân, doanh nghiệp. Đáng chú ý, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hoàng Quốc Việt đã hướng dẫn, thông tin nhiều vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử, khai thuế, chính sách hỗ trợ giá thuê đất cho doanh nghiệp…
Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường, môi trường đầu tư của tỉnh từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, xây dựng các sản phẩm xúc tiến đầu tư chính là các dự ánkêu gọi đầu tư cụ thể.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận đầu tư, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính liên quan như, thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư…
Liên quan đến thu hút và hoạt động của doanh nghiệp FDI, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết sẽ hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tập trung thu hút các tập đoàn lớn, nhà đầu tư có tiềm lực trên các lĩnh vực gồm: nông nghiệp toàn diện, công nghiệp có lợi thế, dịch vụ, kinh tế biển,... nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Kết luận buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương nhấn mạnh, những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần quan tâm, tháo gỡ kịp thời. Do vậy, thời gian tới, ngoài việc thực hiện các chính sách theo quy định của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giao các ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát nhằm hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp về lãi suất vay vốn tại các ngân hàngthương mại, giảm thêm thuế giá trị gia tăng, ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm, đầu tư trang thiết bị cho doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ kích cầu ngành du lịch…