【chấp 1.75】Không thể để vàng tiếp tục “nhảy múa”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo kinh tế,ôngthểđểvàngtiếptụcnhảymúchấp 1.75 xã hội, ngân sách sẽ được trình Quốc hội trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy vào ngày 20/5

Chưa bao giờ thấy thị trường vàng “nhảy múa” như thế

Trước khi chính thức trình Quốc hội trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy vào sáng 20/5 tới, các báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong Phiên họp thứ 33, ngày 13/5. Đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra khá nhiều vấn đề cần được đánh giá kỹ hơn, trong đó có công tác quản lý nhà nước với thị trường vàng.

“Giá vàng ‘nhảy múa’ như thời gian vừa rồi thì công tác quản lý thế nào, không lẽ cứ để nó nhảy múa như thế. Thị trường gì thì thị trường, nhưng không thể có thị trường nhảy múa kiểu đó được. Tôi chưa bao giờ thấy một thị trường mà giá vàng tăng, giảm đột biến như thế. Tôi đề nghị phải làm rõ công tác quản lý nhà nước thế nào”, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu vấn đề.

Đồng ý với ý kiến của ông Trần Quang Phương, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh, chưa bao giờ, giá vàng cao như hiện nay và chênh lệch với giá vàng thế giới quá cao. “Chúng tôi thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có những chỉ đạo để quản lý thị trường vàng, nhưng từ khi có chỉ đạo đến nay, giá vàng ngày càng tăng. Ngân hàngNhà nước cũng đưa ra đấu thầuđược vài phiên, nhưng giá vàng vẫn tăng đến mức tột đỉnh. Cần phải quản lý chặt chẽ thị trường vàng, phải có bàn tay của Nhà nước để can thiệp thị trường”, bà Nga phát biểu.

Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh cũng cho rằng, cần phải đánh giá kỹ hơn tại sao giá vàng lại “nhảy múa” như thế, có thời điểm đạt kỷ lục tới 92 triệu đồng/lượng. “Tại sao thị trường vàng lại đang có nghịch cảnh như thế, cần đánh giá kỹ hơn và có giải pháp hữu hiệu”, bà Thanh phát biểu.

Nêu ý kiến, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, giá vàng mấy ngày qua “nhảy múa”, lên đến 91-92 triệu đồng/lượng. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệpvà tác động đến lạm phát trong nước.

“Biến động thị trường vàng là vấn đề cần được quan tâm, Chính phủ cần có phương án điều hành, quản lý thị trường này và khắc phục tình trạng vàng miếng chênh cao so với thế giới”, ông Mẫn nói và lưu ý thêm, phương án điều hành thị trường này sẽ góp phần cân bằng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát.

Báo cáo giải trình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, trước năm 2022, do bất cập của thị trường vàng, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP với mục tiêu công nhận quyền sở hữu hợp pháp người dân, sắp xếp lại thị trường vàng miếng, nghiêm cấm dùng vàng làm cơ sở thanh toán. Sau giải pháp này, thị trường diễn biến ổn định.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng Covid-19, lạm phát tăng cao, nên giá vàng quốc tế tăng mạnh khiến giá trong nước tăng theo. Từ năm 2022 trở lại đây, thị trường trong nước bộc lộ hạn chế, chênh lệch giá trong nước và quốc tế duy trì ở mức cao.

Nguyên nhân, theo ông Hà, chủ yếu là do giá vàng thế giới tăng cao, mà giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới. Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới tăng 14%. Cùng với đó, nguồn cung vàng trong nước hạn chế, nên chênh lệch giá trong nước và giá quốc tế cao.

Về giải pháp, theo Phó thống đốc, trước mắt, do thị trường thiếu nguồn cung, nên Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu với khối lượng phù hợp để tăng cung cho thị trường. Việc này nhằm ổn định giá, giảm chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới.

Ngân hàng Nhà nước cũng tăng các biện pháp hỗ trợ quản lý thị trường, tăng quản lý nhà nước với thị trường vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Đồng thời, tiếp tục thanh tra doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh, mua bán vàng miếng; chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh chấp hành nghiêm quy định về hoá đơn thanh toán, kiểm soát giao dịch mua bán. Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Bộ Công an, Bộ Công thương… kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, đẩy giá vàng lên cao.

Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cũng thông tin, giá vàng trong nước đã chuyển biến khi mở cửa phiên giao dịch ngày 13/5, giảm 3 triệu đồng so với tuần trước.Tuần này, sẽ có hai phiên đấu thầu vàng, tăng 1 phiên so với trước, để thêm nguồn cung ra thị trường. Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước sẽ đề xuất thêm giải pháp quản lý thị trường vàng, trong đó sẽ sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Chính phủ “hết sức đau đầu”, đang rất tích cực xử lý 

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói, vàng là một hàng hóa đặc biệt, liên thông tới thị trường ngoại tệ, liên quan rất lớn tới điều hành kinh tế vĩ mô, nhưng “trước năm 2012 còn nhảy múa hơn nữa”.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ “hết sức đau đầu về vấn đề này”. Thị trường vàng cần kiểm soát bằng các giải pháp đồng bộ, nếu không sẽ “rất khó”. Chẳng hạn, trong giao dịch vàng hiện nay, người dân chưa có thói quen lấy hóa đơn, doanh nghiệp cũng chưa xuất hóa đơn theo từng lần bán. Chính phủ giao Bộ Tài chínhcùng Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thành việc xuất hóa đơn giao dịch vàng theo từng lần bán trong quý II/2024.

Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá toàn diện thị trường xem nhu cầu vàng có thật hay không, tình trạng nhập lậu thế nào. Chia sẻ với sự sốt ruột của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng Phó thủ tướng cho rằng, cần đánh giá kỹ, bình tĩnh để tìm giải pháp, tức là “cần tìm đúng bệnh mới bốc thuốc được”.

Theo kế hoạch, Phó thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục họp cùng Ngân hàng Nhà nước về quản lý, điều hành thị trường vàng. Sau khi đánh giá tình hình, sẽ giao thanh tra chuyên ngành thanh tra những đầu mối lớn, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, sẽ chuyển cho Bộ Công an xử lý ngay theo quy định pháp luật. “Thời gian tới, nếu Quốc hội ủng hộ, các bộ, ngành tích cực, đồng lòng vào cuộc, thì không khó khăn nào chúng ta không xử lý được”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhận định.

Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ có giải pháp có hiệu quả để quản lý giá vàng và thị trường vàng.

Cũng phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến thảo luận để hoàn chỉnh báo cáo, làm sâu sắc hơn những vấn đề mới phát sinh, như tỷ giá, giá vàng, giá nhà chung cư, giá vé máy bay, hay tình hình khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đầu tưcông, đầu tư tư nhân, hạn hán xâm nhập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long, phòng cháy, chữa cháy, an ninh mạng, thiếu điện, lạm phát… Đây là những vấn đề nóng,  mới đang tác động đến nền kinh tế. Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều hội nghị, nhiều công điện, nghị quyết để chỉ đạo, điều hành, nhưng đây là những thách thức đối với tăng trưởng của năm 2024.

“Vấn đề nổi lên trong các tháng cuối năm là tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi cũng sẽ lưu ý ý kiến của Thường vụ Quốc hội để có giải pháp trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư của tư nhân hiện nay”, Bộ trưởng nói thêm.

Tăng trưởng GDP chưa quay lại quỹ đạo cần thiết

Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, như tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa có sự đột phá, chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới. Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng. Trong các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), ngoại trừ xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong 4 tháng đầu năm 2024, cầu tiêu dùng tăng 5,3% - thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%.

Tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện, quý I/2024 nhập siêu dịch vụ là 2,33 tỷ USD; hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Ngành khai khoáng suy giảm trong khi công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước dịch Covid-19.